Thép đã tôi thế đấy – Truyền cảm hứng và niềm tin mạnh mẽ

THÉP ĐÃ TÔI THẾ ĐẤY – CUỐN SÁCH TRUYỀN CẢM HỨNG VÀ NIỀM TIN MẠNH MẼ HƠN BẤT CỨ MỘT CUỐN SÁCH SELF-HELP NÀO!
Đây có lẽ là cuốn sách rất nhiều người biết tên, biết sơ sơ cốt truyện, đã từng thấm nhuần châm ngôn nổi tiếng: “ Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí,…” nhưng chưa một lần đủ kiên nhẫn để lật từng trang sách, dõi theo từng bước chân của Paven từ một một cậu bé đầu gấu thất học nhà nghèo đến một huyền thoại bất hủ của lịch sử cách mạng Xô Viết.
Paven – cũng chính là tác giả – thế hệ thanh niên Xô viết đầu tiên – Người mà cánh đen của thần chết suýt lấy mạng không biết bao lần. Ấy vậy mà sự sống bám rễ trên con người anh. Sự sống mà không bom đạn khói lửa hay bệnh tật nào vùi dập được.
thep-da-toi-the-day-1
Khi chưa giải phóng. Anh là một trong những chiến sĩ hăng hái nhất, nhiệt huyết nhất, gan dạ nhất, cùng bao lớp người chiến đấu với kẻ thù. Paven – cũng như bao thế hệ thanh niên trẻ khác, sẵn sàng hiến dâng tất cả vì một lý tưởng duy nhất: giải phóng đất nước. Để rồi khi chiến tranh qua đi, anh lại hừng hực lao vào công cuộc xây dựng lại nước nhà từ tờ mờ sáng đến tận đêm khuyu. Paven cũng chính là hình ảnh đại diện của một quần chúng rộng lớn nảy nở như thế nào, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Nếu cứ êm xui như vậy, thì chưa chắc cuốn sách huyền thoại này ra đời. Bị mù hai mắt, liệt hai chân, bị bệnh tật tàn phá khiến cơ thể đau đớn cùng cực, Paven đã không dưới một lần nghĩ đến cái chết. Chứng bệnh của anh, là tích góp hơn 10 năm xả thân cho Cách Mạng, cho lý tưởng. Nếu trong chiến đấu, bị bắn phát mà chết có khi cũng không dằn xé tâm can dữ dội đến vậy.
Với cá nhân mình, càng đọc về sau, càng thấy bản thân kích động không ngừng. Vì khốc liệt nhất lại chẳng phải chiến tranh với kẻ thù, mà lại là chiến đấu để chiến thắng chính mình. Kẻ thù có tàn bạo bao nhiêu, cái lạnh thấu xương ở ga Bai-ơ-rơ-ca có tàn khốc đến đâu cũng chẳng thể bằng sự chiến đấu vs bệnh tật, giằng xé của một trái tim hừng hực lửa bị chôn chân.
Nhưng. Paven đã không bỏ cuộc. Anh lấy ngòi bút ra làm vũ khí chiến đấu. Nhờ được tôi luyện ở những lò đào tạo đáng tin cậy nhất thế giới: lò lửa của Cách mạng, trái tim anh đã không cho phép anh bỏ cuộc. Trong điều kiện tồi tệ nhất của bản thân, anh vẫn kịp mang hết tâm can mình để viết nên bản hùng ca rực rỡ: Thép đã tôi thế đấy. Để rồi Nikolai Ostrovsky (tên thật tác giả) ra đi trong bệnh tật và đớn đau ở tuổi ba mươi hai khi mọi thứ còn dang dở, chưa kịp hoàn thành cuốn tiểu thuyết thứ hai là Sinh ra trong bão táp. Cả cuộc đời hiến dâng và làm việc không ngừng nghỉ. Anh đã sống một đời thật đáng sống.
Có lẽ vì vậy, cuốn sách này chiếm một địa vị đặc biệt trong lịch sử văn học Liên Xô và nền văn học tiên tiến thế giới. Dù bao lớp thế hệ trưởng thành, vẫn chuyền nhau cuốn sách kinh điển này. Như câu chuyện thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân. Hay hàng ngàn câu chuyện vượt lên số phận khác,…
“Chết mà biết mình chết vì một sự nghiệp gì thì chết cũng đáng lắm. Trong trường hợp ấy, anh thấy mình có đủ sức mạnh để không sợ chết. Ta sẵn sàng đi đến cái chết một cách kiên nhẫn khi ta cảm thấy có chính nghĩa ở phía ta.”

Add Comment