Top phim truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc dành cho bé

Ngày nay, khi Internet trở nên phổ biến trẻ em cùng dần không còn hứng thú với những trò chơi truyền thống như ngày xưa nữa. Các em dần trở nên đam mê game online, mạng xã hội,… cũng chính vì lý do đó nhiều em bị nghiện chơi điện thoại. Và Phim truyện cổ tích chính là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời nhất giúp các em từ bỏ điện thoại.

Từ xa xưa, truyện cổ tích đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam. Nó được xem là một trong những ký ức tuổi thơ khó quên của rất nhiều thế hệ. Nếu ngày xưa, khi công nghệ chưa phát triển thường thì những câu truyện cổ tích sẽ được kể qua lời truyền miệng. Thì ngày nay, những câu truyện cổ tích ấy trở nên đa dạng hơn, nó được truyền tải qua những cuốn truyện, thước phim,… Mời bạn cùng Sách Hay 24h khám phá Top những truyện cổ tích hay nhất để tham khảo cho các bé nhé!

1. Sự tích Thạch Sùng

Ngày xưa, ở làng nọ có vợ chồng nghèo khó tên là Thạch Sùng, sống bằng nghề xin ăn. Sau một thời gian, hai vợ chồng tích góp được một số vốn. Tiền ngày một nhiều lên nhưng hai vợ chồng vẫn giả vờ nghèo khổ để đi hành khất.

Một lần đi xin về khuya, Thạch Sung nhìn thấy bên bờ sông có hai con trâu húc nhau dữ dội. Thạch Sùng đoán là trời sẽ có mưa lụt lớn nên đã về nhà lấy hết tiền bạc mua gạo dự trữ.

su-tich-thach-sung

Đúng như Thạch Sùng dự đoán, tháng Tám năm ấy trời mưa dữ dội tạo nên một trận lụt lớn, nhà cửa, mùa màng, gia súc,… đều trôi theo dòng nước, ai ai cũng đói khát. Thế là giá gạo từ 1 tăng lên 10 nhưng vẫn không có để bán. Lúc này, Thạch Sùng đem số gạo tích trữ ra bán với giá cao, chẳng mấy chốc mà trở thành phú ông.

Đặc biệt, nhờ vào mánh khỏe làm ăn mà tài sản của Thạch Sùng ngày càng nhiều. Hắn dâng vua vô số những lễ vật hiếm có trên đời nên được phong tước quận công, chuyển vào sống ở kinh thành. Có thể nói, cơ ngơi của Thạch Sùng không thiếu một thứ gì, hắn nhanh chóng trở thành tay cự phú nổi tiếng.

Trong một lần dự tiệc với các vương công đại thần, Thạch Sùng đã khoe mẽ gia tài với tên họ Vương. Hai bên chẳng ai nhường ai, cuối cùng đã trở thành một cuộc thách đấu, ký vào giao ước nếu một bên trưng ra vật quý nhưng bên kia không có thì sẽ giao nộp toàn bộ tài sản.

Tên họ Vương là em của Hoàng hậu thế nên được sự giúp đỡ của các viên quan đại thần. Họ Vương bảo Thạch Sùng trưng ra mẻ kho. Nghe đến đây, Thạch sùng giật mình, vì thứ nồi đất này chỉ có nhà nào nghèo khổ lắm mới có, hắn từ lâu đã không còn dùng đến. Thế là hắn thua cuộc, mọi tài sản đều thuộc về phía họ Vương.

Thạch Sùng ngồi trong túp lều cũ, tắc lưỡi tiếc cho cơ nghiệp gây dựng bao lâu nay. Hắn chết và hóa thành con thạch sùng, hay còn gọi là con thằn lằn, cứ thỉnh thoảng lại tặc lưỡi kêu mấy tiếng “thạch thạch”.

Vì thói khoe khoang của mình mà Thạch Sùng đã phải trả một cái giá rất đắt, không chỉ khiến cho hắn ta bị mất hết tài sản mà đó còn là nguyên nhân dẫn đến cái chết. Đây là một bài học về sự khiêm tốn trong cuộc sống. Đồng thời, thông qua câu chuyện của Thạch Sùng còn dạy chúng ta cần phải biết trân quý những thành quả lao động của mình, khi giàu có rồi cũng cần phải khiêm tốn và tiết kiệm không nên quên đi những tháng ngày vất vả trước đó. Một bộ phim cổ tích có nội dung và bài học đầy ý nghĩa, hấp dẫn người xem thế nên Sự tích Thạch Sùng vẫn là một trong những bộ phim được chuyển thể từ truyện cổ tích được khán giả yêu thích.

2. Của thiên trả địa

Thiên và Địa là hai cậu bé nghèo phải đi cuốc đất thuê cho nhà người ta, cả hai vì hoàn cảnh giống nhau mà trở nên thân thiết, kết nghĩa anh em. Địa là người có bản tính hiền lành, thấy Thiên thông minh nên tình nguyện cuốc đất thuê kiếm tiền cho Thiên đi học.

Cuối cùng, Thiên đỗ trạng nguyên, được làm quan. Ngày về làng có võng cáng, lính hầu đi theo vô cùng oai phong. Địa nghe tin, vui mừng chạy ra đón bạn nhưng Thiên lại xua đuổi và giả vờ không quen biết. Địa buồn tủi, ngồi khóc thì có người đàn ông đi đường khuyên an phận, chờ thời. Địa nghe lời, đi làm lái đò, ngày ngày chở khách qua sông.

phim-truyen-co-tich-cua-thien-tra-dia

Hôm nọ, Địa tình cờ thấy Thiên đang ở bờ sông, lại chào hỏi thì Thiên không nhận, còn cho người đánh Địa 100 hèo vì tội thấy người sang bắt quàng làm họ. Lúc này, còn có sự chứng kiến của một thiếu nữ xinh đẹp, xưng là Tiên Nữ. Thấy Địa bị đánh, Tiên Nữ xin tha. Động lòng trước vẻ đẹp của Tiên Nữ, Thiên mời nàng về dinh thự chơi. Tiên Nữ từ chối, hẹn hôm sau sẽ mời Thiên đến thăm nhà.

Lúc này, Tiên Nữ ngỏ ý xin tá túc một đêm ở túp lều của Địa. Về đến nơi, Tiên Nữ hóa phép biến túp lều thành biệt phủ rộng lớn, có nhiều người hầu hạ và cùng kết nghĩa vợ chồng với Địa.

Hôm sau, Địa đem theo vải vóc đến mời Thiên qua nhà chơi để trọn tình nghĩa bạn bè. Thấy Địa có vợ đẹp, nhà cửa giàu sang, Thiên nhắc đến chuyện cũ ngày xưa hai người thường hay đổi đồ cho nhau, nay muốn đổi nhà cửa. Địa hiền lành nên đồng ý. Sau đó, Thiên lại đòi đổi vợ, Địa không đồng ý nhưng Tiên Nữ khuyên ngăn.

Thế là Thiên cởi áo quan cho Địa, quân lính đưa Địa về dinh thự của Thiên. Vì được vợ đẹp nên Thiên khoái chí. Nhưng chỉ sau một đêm, Tiên Nữ hóa phép cho mọi thứ trở lại như cũ, Thiên mất tất cả, biến thành kẻ nghèo khó. Còn Tiên Nữ quay về với Địa, sống vui vẻ bên nhau. Vậy nên người đời mới có câu, của Thiên trả Địa.

Ý nghĩa của câu truyện Của thiên trả địa muốn nhắc nhở chúng ta đó là: Những thứ thuộc về mình thì sẽ mãi mãi là của mình còn những thứ không thuộc về mình cuối cùng sẽ biến mất. Và đặc biệt là những thứ có được từ việc làm trái với lương tâm, đạo đức. Bên cạnh đó, Của thiên trả địa còn dạy chúng ta cần phải nhớ ơn những người đã từng giúp đỡ chúng ta.

3. Đổi bưởi lấy vàng

Câu chuyện nói về một gia đình nọ có hai anh em sắp được chia gia tài vì người cha đã già yếu. Ban đầu, cha chia trước hai mảnh vườn, người anh dành phần tươi tốt còn người em chấp nhận phần đất cằn cỗi. Tuy nhiên, gia tài vẫn còn căn nhà và nhiều loại tài sản khác. Người cha nói, phần gia tài này sẽ thuộc về người tặng ông món quà giá trị và ý nghĩa nhất trong ngày mừng thọ.

truyen-co-tich-doi-buoi-lay-vang

Nếu người em chăm lo cày cấy trên mảnh đất cằn cỗi thì người anh lại chọn con đường buôn bán và chặt bỏ hết những cây trong vườn. Sau một thời gian, mảnh đất của người em xum xuê trĩu quả thì người anh lại rơi vào cảnh rượu chè, cờ bạc và về nhà với hai bàn tay trắng.

Sợ mình sẽ thua cuộc, ngày mừng thọ, người anh đã ăn cắp chuối trong vườn người em đem biếu cha. Trùng hợp người em cũng đem chuối đến. Thế là người cha lại cho hai anh em tiếp tục tặng một món quà mới vào ngày trung thu. Chứng nào tật nấy, người anh vào vườn trộm lấy bưởi của người em đem bán lấy tiền, đồng thời còn chặt hết những cây bưởi chín ngọt trong vườn, chỉ chừa duy nhất một cây bưởi chua.

Vào ngày trung thu, người anh đem tiền từ việc bán bưởi lên biếu cha, còn người em chỉ có một quả bưởi chua. Nhưng thần kỳ là khi người cha thử bưởi thì khen ngọt và thanh. Thế là gia tài để lại cho người em. Những việc làm của người anh cũng bị cha biết. Người anh xấu hổ bỏ đi biệt xứ.

Người em về sau đem nhân giống cây bưởi, lan tỏa khắp nơi. Sau này người ta đặt cho chúng cái tên là bưởi đào như một phần nhắc nhở làm người phải có nghĩa có tình, phải biết hiếu thảo và sống ngay thẳng. Đừng vì những lợi ích trước mắt mà đánh mất bản thân.

4. Ăn khế trả vàng

phim-truyen-co-tich-an-khe-tra-vang

Ngày xửa ngày xưa có một ngôi làng nọ có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm, người anh lấy hết của cải ruộng vườn chỉ khi cho em một mảnh đất nhỏ và cây khế mỗi lần mỗi lần khác Chính vì em Leo lên hái phát hiện một con quạ ăn khế người em than thở và cùng ai cất tiếng và con quạ cất tiếng nói ăn một quả trả một cục vàng may túi ba gang mang theo mà đựng sáng ngày mai ta đến sẽ đưa người đi. Nói xong con quạ bay đi và sáng hôm sau con quạ đến trước cửa nhà gửi em leo lên lưng con quạ con quạ trở ra biển người em xuống lấy những cục đá bỏ vào túi và leo lên lưng chim trở về từ đó người em trở nên giàu có. Người anh nghe tin tức đòi đổi người em lấy tất cả Ruộng vườn nhà người anh lấy cây khế và một căn chòi, một ngày chính gỗ con quạ bay tới thế vợ chồng người anh than thở và con chim cất tiếng nói ăn một quả trả một cục vàng may túi ba gang mang theo mà đựng người anh nghe trong liền mấy vải may túi 12 gan Sáng hôm sau chim đứng trước cửa nhà người anh chim trở ra biển người. Anh nhét đầy túi 12 gan và nhét thêm vào áo quần Leo chim trở giữa biển cánh chim mỏi cả người chim bay lạng trên trời người anh rớt xuống biển và chết câu chuyện đến đây là kết thúc.

Truyện Ăn khế trả vàng dạy con người chúng ta nếu hiền lành như người em thì sẽ gặp lành, còn tham lam sẽ phải nhận quả báo. Người tốt sẽ được ông trời đền đáp, còn kẻ xấu sẽ phải trả giá đắt cho việc mình đã làm.

Trên đây là Top những phim truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc hay và ý nghĩa nhất. Các mẹ hãy mở cho các bé xem vào thời gian rảnh, để giúp các bé vừa được giải trí mà vừa có thể học hỏi thêm nhiều điều từ phim cổ tích. Thay vì cho các bé chơi điện thoại thì xem phim cổ tích sẽ tốt hơn rất nhiều đúng không nào? Hãy cùng các bé xem và bàn luận về bài học được rút ra từ phim cổ tích bạn nhé!

Xem thêm:

Add Comment