Nhà Giả Kim theo góc độ tâm lý học

 Tác phẩm “Nhà Giả Kim” của nhà văn Paulo Coelho có lẽ đã không còn xa lạ với các bạn đọc. Đây được xem là một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại, là cuốn sách bán chạy chỉ sau Kinh Thánh.
Tuy nhiên, việc cuốn sách bán chạy chỉ sau Kinh Thánh vẫn mắc nhiều tranh cãi từ độc giả. Nhiều cá nhân cho rằng, đó chỉ là chiêu trò của nhà xuất bản, hoặc chỉ đang marketing phóng đại mà thôi.
nha-gia-kim
Chúng ta biết rằng:

Nhà Giả Kim phát hành ở Brazil năm 1988 chỉ bán được 900 quyển trong năm đầu, thậm chí khiến nhà xuất bản phải hủy hợp đồng với Coelho. Nhưng,Tới năm 2008, tác phẩm lại có tên trong sách kỉ lục Guiness vì được dịch ra 56 thứ tiếng và bán ra 65 triệu bản. Và cho tới nay, Nhà Giả Kim lại luôn nằm trong top “Best Seller”.

Vậy, mấu chốt là ở đâu. Là do “Sách không xuất sắc như lời đồn” hay do “Bản thân mình chưa thẩm thấu được ý nghĩa trong sách”.
Hôm nay, mình sẽ thử phân tích một khía cạnh rất nhỏ trong Nhà Giả Kim theo “Góc độ Tâm lí” và “Các chỉ số thông minh trong Tâm lí học”. Các bạn thử đọc, và nếu có thắc mắc, hãy để lại dưới phần Cmt cho mình nhé!
Đầu tiên – Tại sao cuốn sách lại có tên là Nhà Giả Kim?
Ắt hẳn, sau khi đọc xong, ai cũng có câu hỏi là: Cuối cùng, kho báu cậu chăn cừu nhận được là gì?. Nhưng có ai từng nghĩ: Nhân vật chính của câu chuyện là Santiago, và Nhà Giả Kim kể về hành trình đi tìm kho báu của cậu bé chăn cừu Santiago. Vậy tại sao, sách không đặt tên kiểu: “Hành trình đi tìm kho báu của Santiago”,… mà lại là “Nhà Giả Kim”.

Vậy suy nghĩ, kho báu và mục đích mà tác giả muốn nhắm tới là gì?

Thứ hai – Tại sao Santiago lại gặp được Nhà Giả Kim?
Như chúng ta biết, việc muốn tìm Nhà Giả Kim và mong muốn trở thành Nhà Giả Kim là của anh chàng người Anh. Có thể nói, anh chàng này đã dùng cả cuộc đời của mình để tìm ra bí mật của “Giả Kim thuật”. Còn mục tiêu của cậu bé chăn cừu là “Kho báu ở Kim Tự Tháp”. Nhưng cuối cùng, người gặp được Nhà Giả Kim lại là cậu bé chăn cừu, người được Nhà Giả Kim dẫn dắt cũng vẫn là cậu bé chăn cừu. Tại sao?
Khi muốn lựa chọn một ai đó, có phải chúng ta sẽ chọn người “Phù hợp với các tiêu chí của mình”. Bí mật của Nhà Giả Kim là “Giả kim thuật – Biến chì thành vàng”

Điều đó có ý nghĩa là gì?

Santiago có tố chất gì để trở thành người được chọn?

Trong Tâm lí học, các chỉ số thông minh được chia làm 8 loại cơ bản: IQ, EQ, AQ, SQ, CQ, PQ, MQ, SQ.
Trong đó, có 3 chỉ số tiêu biểu nhất là: IQ, EQ và SQ
– IQ: Chỉ số thông minh
– EQ: Chỉ số cảm xúc
– SQ: Chỉ số tinh thần, tâm hồn và xã hội
Thử so sánh anh chàng người Anh và cậu bé chăn cừu:
– Về học thức, tri thức và sự hiểu biết, chắc chắn anh chàng người Anh phải hơn (IQ)
– Về cảm xúc, có thể đặt giả thiết là bằng nhau (EQ)
=> Vậy điểm mấu chốt ở đây là gì? Đó chính là SQ – Chỉ số thông minh tinh thần, tâm hồn (xã hội).
Tại sao mình lại nói như vậy. Xoay quanh câu chuyện đi tìm kho báu là những bí mật về “Ngôn ngữ Vũ Trụ”, “Tâm linh Vũ Trụ” và “Những dấu hiệu”. Đặc biệt là câu nói bất hủ về luật hấp dẫn: “Chỉ cần bạn tha thiết muốn, thì cả Vũ Trụ sẽ giúp bạn đạt được”

Tất cả những điều trên chỉ mang tính chất “tiểu thuyết”, “thần thoại” hay là sẽ chứa đựng những ý nghĩa đặc biệt, chính bản thân chúng ta chưa khám phá ra!

Nếu bạn có một ít kiến thức về SQ. Bạn sẽ phần nào nghiệm ra được một chút ý nghĩa đó!
Và thử thách mấu chốt trong hành trình đi tìm kho báu của Santiago là việc nói chuyện với gió, giao tiếp với tâm linh vũ trụ!

“Maktub – Vận mệnh”

Hãy thử nhìn theo góc độ khác và đọc lại Nhà Giả Kim xem, bạn sẽ phát hiện ra những điều hết sức thú vị. Ở mỗi góc nhìn khác nhau, sẽ có một tầng nghĩa khác nhau. Ở mỗi tầng nghĩa khác nhau lại chứa đựng những triết lí nhân sinh khác nhau.
IQ, EQ, và SQ. Chỉ số nào là lợi thế của bạn?
Nếu có góp ý hay thắc mắc. Các bạn hãy Inbox hoặc Cmt cho mình nhé!
“Thế giới bao la vô cùng tận. Ai ai trên Trái Đất cũng có một kho báu chờ đợi mình”

Add Comment