Thương hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng, thiết kế hoặc kết hợp của chúng nhằm xác định hàng hóa và dịch vụ của một người bán hoặc một nhóm người bán để phân biệt chúng là hình thức cạnh tranh. Nó được xem là cách thức mà một công ty, tổ chức hoặc cá nhân được cảm nhận bởi những người trải nghiệm nó.
Thương hiệu không được xem là một vật thể hay có thể dễ dàng định nghĩa bởi vì nó vô hình. Thương hiệu sống trong tâm trí mọi người, nọ sống trong tâm trí của tất cả những người trải nghiệm nó từ: nhân viên, nhà đầu tư đến giới truyền thông và có lẽ quan trọng nhất chính là người tiêu dùng. Nói một cách đơn giản, thương hiệu là nhận thức.
Các yếu tố để tạo nên một thương hiệu
Theo định nghĩa AMA, bạn có thể chọn một cái tên, logo, biểu tượng, thiết kế bao bì, hoặc một số đặc điểm khác để xác định và phân biệt nó là các yếu tố tạo nên thương hiệu. Dưới đây là 5 yếu tố tạo nên thương hiệu chính mà chúng ta cần biết:
- Tên thương hiệu
Để tạo nên tính riêng biệt cũng như có một cơ sở để khách hàng dễ dàng hơn khi nhắc đến chính là phải có tên thương hiệu. Trong một đoạn quảng cáo xuyên suốt thì tên thương hiệu vẫn là cái người ta quan tâm và ghi nhớ. Tên thương hiệu là cái rất khó để thay đổi, chính vì vậy cần nghiên cứu thật kỹ trước khi đặt tên cho thương hiệu của mình để tránh sai sót về sau.
- Logo
Là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh được biết như một biểu tượng chứa đựng mọi ý nghĩa liên quan đến thương hiệu. Được sắp xếp và thiết kế độc đáo và mang một cá tính hoàn toàn riêng biệt của thương hiệu. Là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp nhận diện thành công thương hiệu của mình.
- Tính cách thương hiệu
Đó là một phần thể hiện người tiêu dùng cảm nhận như thế nào về thương hiệu và thương hiệu của bạn khác biệt như thế nào trong cạnh tranh. Hiểu chính xác tính cách thương hiệu rất quan trọng đối với thành công thương hiệu.
- Khẩu hiệu (Slogan)
Khẩu hiệu là cụm từ đáng nhớ thường được sử dụng cùng với logo của công ty và trong các chiến dịch quảng cáo. Nó được cho là phương tiện hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý đến một hoặc nhiều khía cạnh của sản phẩm hoặc thương hiệu.
- Bao bì sản phẩm
Bao bì sản phẩm mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành bại của chính sản phẩm đó và chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Vì người tiêu dùng quan tâm nhiều đến những sản phẩm có bao bì đẹp, sang trọng, mẫu mã độc đáo. Giờ đây bao bì không chỉ là vỏ bọc của sản phẩm với chức năng chủ yếu là chứa đựng được sản phẩm, mà là một công cụ quảng bá hình ảnh sản phẩm hết sức quan trọng! Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Tiêu chí và yếu tố lựa chọn để tạo nên một thương hiệu:
- Tính dễ nhớ (memorability)
Một điều kiện cần thiết để xây dựng thương hiệu của bạn chính là đạt được một mức độ nhận diện thương hiệu cao. Chứa các yếu tố quảng bá giúp thương hiệu của bạn được chú ý và thu hút nhằm dễ đi sâu vào tâm trí người dùng. Thương hiệu của bạn phải dễ nhớ để khách hàng có thể dễ dàng nhận ra và dễ dàng khi nhắc lại, đó chính là một lợi thế.
- Tính ý nghĩa (meaningfulness)
Một thương hiệu ẩn chứa cho mình những ý nghĩa sâu sắc sẽ dễ dàng gây ấn tượng tích cực trong mắt khách hàng. Một logo phải mang được hình ảnh, tính cách doanh nghiệp, ngành hàng kinh doanh nhưng phải thật sự đẹp mắt và ấn tượng. Không chỉ mô tả về thương hiệu một cách có ý nghĩa mà còn phải có sức thuyết phục và đề xuất điều gì đó về những lợi ích, thuộc tính cụ thể của thương hiệu để khách hàng có cơ sở xem xét về sản phẩm.
- Khả năng chỉnh sửa (adaptability)
Quan điểm và thị hiếu của người tiêu dùng luôn thay đổi theo thời gian. Các yếu tố của thương hiệu phải thích ứng linh hoạt để phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Ví dụ, Coca-Cola đã được liên tục thay đổi logo của mình trong nhiều năm qua để theo kịp với các xu hướng mới nhất và hiện đại hơn.
- Khả năng chuyển đổi (transferability)
Là các yếu tố mà thương hiệu có thể áp dụng cho các sản phẩm mới của mình trong chiến dịch mở rộng. Các yếu tố sẵn có của thương hiệu có thể được sử dụng để giới thiệu sản phẩm mới trong cùng hoặc khác danh mục sản phẩm . Điều này cũng có nghĩa là các yếu tố thương hiệu ở mức độ nào đó có thể cải thiện vốn chủ sở hữu thương hiệu trên các ranh giới địa lý và phân đoạn thị trường.
- Khả năng bảo vệ (Protectability)
Tiêu chí cuối cùng trong việc lựa chọn một yếu tố thương hiệu là nó phải được bảo vệ một cách hợp pháp và có yếu tố cạnh tranh. Các yếu tố thương hiệu cần phải được chọn theo cách sao cho chúng có thể được quốc tế bảo vệ một cách hợp pháp, được đăng ký hợp pháp với các cơ quan pháp lý. Các nhà tiếp thị phải bảo vệ hiệu quả thương hiệu của mình khỏi các vi phạm cạnh tranh trái phép.