Sự khác biệt giữa những quốc gia giàu và nghèo

Sự khác biệt giữa những quốc gia giàu và nghèo không phải là tuổi tác của một quốc gia.

Điều đó thể hiện rõ nét ở các quốc gia như Ấn độ và Ai cập, những quốc gia có trên 2.000 năm tuổi và vẫn là những quốc gia nghèo.

Mặt khác, Canada, Australia và New Zealand mới 150 năm trước là những nước tầm thường mà giờ đây đã trở thành những quốc gia giàu có và phát triển.

su-khac-biet-giua-quoc-gia-giau-va-quoc-gia-ngheo

Sự khác biệt giữa những quốc gia giàu và nghèo cũng không phụ thuộc vào việc nguồn tài nguyên thiên nhiên mà quốc gia đó có.

Nhật Bản có diện tích chật chội, 80% là núi, không phù hợp cho sản xuất nông nghiệp hay gieo trồng nhưng Nhật bản là nền kinh tế thứ 2 trên thế giới. Đất nước giống như một nhà máy nổi bao la, nhập nguyên liệu thô từ khắp nơi trên thế giới và xuất khẩu những sản phẩm đã được chế tạo.

Một ví dụ nữa là Thụy sỹ. Thụy sỹ không trồng được coca nhưng sản xuất ra những thỏi socola tuyệt vời nhất thế giới. Trong diện tích nhỏ hẹp của mình, Thụy sỹ nuôi súc vật và gieo trồng chỉ 4 tháng trong năm, tuy nhiên, họ lại sản xuất ra những sản phẩm sữa tốt nhất. Một đất nước nhỏ bé là hình tượng của an ninh và tạo ra những ngân hàng mạnh nhất thế giới.

Những nhà điều hành từ những quốc gia giàu có, những người có dịp làm việc với các đối tác của họ từ những nước nghèo cho thấy rằng không có sự khác biệt về mặt trí tuệ. Những yếu tố về chủng tộc và màu da cũng không cho thấy có ý nghĩa nào quan trọng.

Vậy sự khác biệt là gì?

Sự khác biệt chính là thái độ của con người được hình thành qua năm tháng bởi nền giáo dục và văn hóa.

Khi chúng tôi phân tích cách cư xử của người dân của những nước giàu có và phát triển thì nhận thấy phần lớn họ tuân theo những nguyên tắc sống sau:
1. Đạo đức (như những nguyên tắc nền tảng)
2. Tính chính trực
3. Tinh thần trách nhiệm
4. Tôn trọng các luật lệ và qui định
5. Sự tôn trọng quyền của đa số công dân
6. Tình yêu đối với công việc
7. Nỗ lực tiết kiệm và đầu tư
8. Mong muốn làm việc hiệu quả
9. Tính đúng giờ

Ở những nước nghèo, chỉ một thiểu số rất nhỏ tuân theo những nguyên tắc cơ bản này trong cuộc sống hàng ngày.

Chúng ta không nghèo bởi vì chúng ta thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc thiên nhiên quá khắc nghiệt với chúng ta.

Chúng ta nghèo bởi vì chúng ta thiếu một thái độ đúng đắn. Chúng ta không có ý muốn tuân theo và giáo dục người khác tuân theo những nguyên tắc làm việc đó của những nước giàu có và phát triển.

CHÚNG TA NGHÈO NHƯ VẬY BỞI VÌ CHÚNG TA LUÔN MUỐN BON CHEN TRONG TỪNG SỰ VIỆC VÀ TRƯỚC BẤT CỨ AI.

CHÚNG TA NGHÈO NHƯ VẬY LÀ BỞI VÌ CHÚNG TA THẢN NHIÊN NÓI “MẶC KỆ NÓ” KHI NHÌN THẤY MỘT ĐIỀU SAI TRÁI XẢY RA.

Nếu bạn không chuyển tiếp bài viết này, chẳng có gì sẽ xảy ra với bạn cả. Con vật yêu quí của bạn cũng không vì thế mà sẽ chết. Bạn cũng sẽ không vì thế mà bị đuổi việc cũng như gặp vận rủi, hay bạn cũng không vì thế mà trở nên đau ốm.

Nhưng nếu bạn yêu ĐẤT NƯỚC của mình… Hãy thử và truyền bá thông điệp này sao cho thật nhiều người có thể suy nghĩ về điều đó và THAY ĐỔI.

Nguồn: Được inbox khuyết danh.

Add Comment