Để trả lời cho câu hỏi “Mạng xã hội của mình có đang hoạt động hiệu quả không?”, bạn cần phải đưa ra được các chỉ số và báo cáo về các chỉ số đó. Bạn có cần phát triển một hệ thống báo cáo như thế nào tốt nhất?
Hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây.
1. Xác định mục đích của báo cáo và người đọc báo cáo
Bạn phải hiểu rõ mình viết báo cáo cho ai và để làm gì. Điều này sẽ giúp bạn chọn lọc những dữ liệu thiết thực, tránh mất thời gian cho những thông tin vô ích. Nếu bạn không chắc về mục đích của báo cáo, đừng ngần ngại hỏi lại người giao cho bạn công việc này.
2. Xác định metrics mà bạn sẽ sử dụng
Hãy sử dụng những metrics linh động và thật sự có ích. Metrics linh động sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Metrics có ích sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Đừng tham lam đo lường quá nhiều metrics không cần thiết, vì bạn còn phải theo dõi những metrics đó trong các báo cáo sau này.
Những metrics cơ bản mà bạn nên đo lường bao gồm:
– Reach/ Expose:nói lên lượng công chúng tiềm năng của bạn
– Volume/ Mention: số lần thương hiệu được nhắc đến trong các cuộc đối thoại trên MXH
– Engagement (like, comment, share…): mức độ tương tác của các Bài đăng trên MXH
– Audience (công chúng): những người tham gia tương tác, cùng với những người hoạt động nhiều nhất, và những người có tầm ảnh hưởng (influencers)
– Content: những bài đăng tốt nhất và những bài đăng tệ nhất.
Tùy vào mục đích của báo cáo và MXH mà Doanh nghiệp đang sử dụng, bạn có thể chọn ra các metrics cho mình, nhưng bạn nên bắt đầu với những metrics cơ bản trên.
Nhưng đừng đo lường những metrics quá cụ thể, hoặc những metrics yêu cầu bạn phải tính toán thủ công. Bạn không nên mất thời gian tính tay từng metrics nếu nó không thật sự có ý nghĩa.
Hãy thống nhất một hệ metrics dùng chung cho các báo cáo của bạn.
Và đừng quên đưa ra các con số "phần trăm” để cụ thể hóa kết quả.
3. Chọn tool hỗ trợ
Không có tool nào là hoàn hảo, mỗi tool đều có thế mạnh riêng. Hãy chọn ra tool phù hợp với mục đích, dữ liệu và MXH của mình.
Hãy đảm bảo rằng tool mà bạn sử dụng sẽ đảm bảo cung cấp nguồn dữ liệu tốt. MXH thay đổi rất nhanh (theo từng ngày), và tool tốt là tool đáp ứng được (hay bắt kịp) sự thay đổi đó.
Để tiết kiệm thời gian, hãy chỉ sử dụng một hoặc một vài tool quen thuộc cho các kênh của mình.
Hãy sẵn sàng bỏ tiền ra mua tool, vì những tool miễn phí thường không đáng tin cậy, và có thể biến mất bất cứ lúc nào. Chọn đúng tool sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và nổ lực, vì thế giá cả hoàn toàn không nên đặt nặng.
4. Báo cáo theo chu kỳ thích hợp
Có báo cáo theo năm, theo quý và theo tháng. Báo cáo theo tháng được cho là phổ biến và hữu ích nhất, đặc biệt là báo cáo MXH. Báo cáo thàng vừa cung cấp hoạt động cụ thể của mỗi ngày, vừa đưa ra cái nhìn tổng quan trong toàn tháng.
Báo cáo theo tuần thường không cần thiết và mang tính "mùa vụ”. Nếu bạn được yêu cầu phải làm báo cáo theo tuần, hãy cố gắng làm thật ngắn gọn, thậm chí có thể tận dụng các dữ liệu đã phân tích trước đó.
5. Cân nhắc những yêu cầu đặc biệt
Cấp trên có thể yêu cầu bạn đo lường và báo cáo một số dữ liệu không quan trọng lắm. Trong trường hợp này, hãy xem xét các báo cáo trước của mình, và chọn một kết quả tương tự, thay vì làm lại một báo cáo hoàn toàn mới.
Tóm lại, đừng dành phần lớn thời gian của mình để đo lường và báo cáo. Hãy lựa chọn metrics thông minh, sử dụng những tools thiết thực, và biết chọn lọc những thông tin thật sự hữu ích cho báo cáo MXH của mình, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức đấy!
Một số thuật ngữ trong bài viết:
– Metrics: đơn vị đo lường. Mỗi MXH sẽ có một hệ thống đơn vị đo lường khác nhau. Ví dụ Facebook có Reach (Lượt tiếp cận), New Likes (Lượt Thích mới), Engagement (Lượt tương tác)… còn Blog có Traffic (lượt truy cập), Avg time on site (thời gian trung bình trên trang)….
– Tool: công cụ hỗ trợ. Công cụ sẽ hỗ trợ bạn tự động tìm kiếm, đọc dữ liệu, tìm hiểu thuật toán và đưa ra các phân tích khác. Có rất nhiều tool với nhiều chức năng khác nhau sẽ được viết rõ hơn trong bài viết này.