Quy tắc này vô cùng hấp dẫn. Đầu tiên, nó rất dễ nhớ. Ví dụ, sẽ bớt hiệu quả hơn rất nhiều nếu nói rằng những nghệ sĩ violin kia đã bỏ ra 11.000 giờ tập luyện cho đến khi họ 20 tuổi. Và nó đáp ứng mong muốn của chúng ta về việc khám phá ra một mối quan hệ nhân quả đơn giản: chỉ cần dành ra 10.000 giờ luyện tập ở bất cứ việc gì, bạn sẽ trở thành bậc thầy.
Thật không may, quy tắc này – vốn là điều duy nhất mà ngày nay nhiều người biết về những ảnh hưởng của tập luyện – lại sai theo nhiều khía cạnh. (Nó đúng theo một phương diện quan trọng, mà tôi đề cập ngay sau đây). Thứ nhất, không có gì đặc biệt và huyền diệu về con số 10.000 giờ. Gladwell cũng có thể dễ dàng nêu ra khoảng thời gian trung bình mà các sinh viên violin xuất sắc đã tập tính cho đến khi họ 18 tuổi – là vào khoảng 7.400 giờ – nhưng ông đã chọn lấy tổng thời gian tập luyện mà họ đã tích lũy được vào thời điểm họ 20 tuổi, bởi vì đó là một con số đẹp và tròn trĩnh. Và dù sao đi nữa, ở tuổi 18 hay 20 thì các sinh viên này cũng còn xa mới tiệm cận với đẳng cấp bậc thầy violin. Họ là những sinh viên rất giỏi, đầy triển vọng, đang hướng tới vị trí hàng đầu trong lĩnh vực của mình, nhưng họ vẫn còn một con đường dài trước mặt. Những nghệ sĩ thắng các cuộc thi piano quốc tế cũng thường làm như vậy khi họ ở độ tuổi 30, và do đó họ thường đã bỏ ra khoảng 20.000 – 25.000 giờ luyện tập tính đến lúc đó; 10.000 giờ chỉ mới là một nửa chặng đường.
Và con số này thay đổi từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Steve Faloon từng trở thành người giỏi nhất thế giới về khả năng ghi nhớ chuỗi số chỉ sau khoảng 200 giờ luyện tập. Tôi không biết những người nhớ số giỏi nhất thời nay bỏ ra chính xác bao nhiêu giờ luyện tập trước khi họ vươn lên tới đỉnh, nhưng khả năng thấp hơn nhiều so với con số 10.000.
Thứ hai, con số 10.000 giờ ở tuổi 20 đối với các nghệ sĩ violin giỏi nhất chỉ là mức trung bình. Một nửa trong số 10 nghệ sĩ violin của nhóm đó đã không thực sự tích lũy đến 10.000 giờ ở độ tuổi đó. Gladwell hiểu lầm thực tế này và tuyên bố không chính xác rằng, tất cả các nghệ sĩ violin trong nhóm đó đều đã tập được hơn 10.000 giờ.
Thứ ba, Gladwell đã không phân biệt giữa tập luyện có chủ ý mà các nghệ sĩ nhạc trong nghiên cứu của chúng tôi đã làm và bất kỳ loại hoạt động nào mà có thể được coi là “tập luyện”. Ví dụ, một trong những ví dụ chính của ông về quy tắc 10.000 giờ là lịch diễn vất vả của ban nhạc The Beatles ở Hamburg trong giai đoạn 1960 – 1964. Theo Gladwell, họ đã trình diễn tổng cộng khoảng 1.200 lần, với mỗi buổi diễn kéo dài đến tám giờ đồng hồ, đồng nghĩa với tổng thời gian trên sân khấu lên đến gần 10.000 giờ. Tune In (tạm dịch: Bắt sóng), cuốn tiểu sử toàn diện về The Beatles do Mark Lewisohn viết và xuất bản năm 2013, đã đặt dấu hỏi về ước tính này, và sau một phân tích sâu rộng, ông đã đưa ra con số chính xác là hơn khoảng 1.100 giờ biểu diễn. Nghĩa là The Beatles đã trở nên thành công khắp thế giới với số giờ tập ít hơn nhiều con số 10.000. Tuy nhiên, có một điều quan trọng hơn: The Beatles chắc chắn đã tiến bộ hơn nhiều với tư cách một ban nhạc sau nhiều giờ biểu diễn ở Hamburg, đặc biệt bởi họ thường hay chơi lặp lại cùng những bài nhạc từ đêm này qua đêm khác – điều giúp họ có cơ hội nhận được phản hồi (từ khán giả và từ chính họ) về màn trình diễn của họ và tìm cách cải thiện nó. Nhưng một giờ biểu diễn trước đám đông, nơi sự tập trung là dành cho việc mang lại màn trình diễn tốt nhất có thể vào thời điểm đó, chứ không phải dành cho tập luyện một cách tập trung và có mục đích, hướng tới việc giải quyết những điểm yếu nhất định cũng như cải thiện một số điểm nhất định – loại hình tập luyện vốn là yếu tố chính trong việc giải thích khả năng của các sinh viên học violin ở Berlin.
Một vấn đề liên quan chặt chẽ là sự thành công của The Beatles không phải do họ trình diễn âm nhạc của người khác hay đến đâu, mà do khả năng sáng tác và tạo ra âm nhạc của riêng họ. Vì vậy, nếu muốn giải thích cho thành công của The Beatles xét về mặt tập luyện, chúng ta cần phải xác định những hoạt động đã giúp cho John Lennon và Paul McCartney – hai người sáng tác chính của nhóm – phát triển và nâng cao khả năng sáng tác. Tất cả thời gian trình diễn của The Beatles ở Hamburg khó có thể giúp Lennon và McCartney trở thành những người viết nhạc hay hơn, vì vậy chúng ta cần phải nhìn vào yếu tố khác để giải thích thành công của The Beatles.
Việc phân biệt giữa tập luyện có chủ ý hướng đến một mục tiêu cụ thể và tập luyện chung là rất quan trọng, bởi vì không phải mọi loại hình luyện tập đều dẫn đến việc khả năng được cải tiến như chúng ta thấy ở các sinh viên âm nhạc hoặc những vũ công ballet. Nói chung, tập luyện có chủ ý và các loại hình tập luyện có liên quan được thiết kế để đạt được một mục đích nhất định, bao gồm các hoạt động tập luyện cá nhân – thường được thực hiện một mình – mà được phát triển đặc biệt để cải thiện các khía cạnh cụ thể của hiệu suất.
Vấn đề cuối cùng với quy tắc 10.000 giờ là dù bản thân Gladwell không nói ra điều này, nhưng nhiều người đã giải nghĩa nó như là một lời hứa rằng hầu như bất cứ ai cũng có thể trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định bằng cách bỏ ra 10.000 giờ tập luyện. Nhưng chẳng có gì trong nghiên cứu của tôi chỉ ra điều này. Để đưa ra một kết quả như vậy, tôi sẽ cần phải tập hợp một nhóm người được lựa chọn ngẫu nhiên, cho họ tập luyện có chủ ý kéo dài 10.000 giờ trên cây violin và cuối cùng xem họ tiến bộ như thế nào. Tất cả những gì mà nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra là trong số những sinh viên đủ giỏi để được nhận vào Học viện Âm nhạc Berlin, các sinh viên giỏi nhất đã bỏ ra trung bình nhiều thời gian tập luyện một mình hơn đáng kể so với những sinh viên khá, và các sinh viên khá và giỏi nhất đã tập một mình nhiều hơn hẳn các sinh viên theo ngành giáo dục âm nhạc.
Câu hỏi “Liệu có phải ai cũng có thể trở thành người thể hiện lão luyện trong một lĩnh vực nhất định bằng cách tham gia đủ nhiều vào các hoạt động luyện tập được thiết kế hay không?” hiện vẫn còn bỏ ngỏ, và tôi sẽ cung cấp một số suy nghĩ về vấn đề này ở chương tiếp theo. Nhưng không có gì trong nghiên cứu ban đầu cho thấy như vậy.
Gladwell đúng ở một điểm, và điều này đáng được nhắc lại vì nó rất quan trọng: Để trở nên thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào có lịch sử lâu đời về những người đã cố gắng để trở thành chuyên gia đòi hỏi rất nhiều nỗ lực trong nhiều năm. Có thể không phải chính xác 10.000 giờ, nhưng sẽ cần rất nhiều
- Hiểu thêm về nghệ thuật tư duy ngược dòng
- Lẽ Nào Tất Cả Đều Là Lỗi Của Tôi?
- Chuỗi Thói Quen – Sức Mạnh Của Sự Kết Hợp
Theo Bookademy/ybox.vn