Làm thế nào để đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trọn đời

Bạn đã bao giờ tự kiểm chứng là mình đọc một cuốn sách nhanh nhất trong thời gian bao lâu và trong một năm mình đọc được bao nhiêu cuốn sách chưa?
Hầu hết chúng ta ai cũng đọc rất nhiều sách, chỉ có điều là nhớ được bao nhiêu sau khi đọc cho mỗi cuốn ấy mà thôi phải không?
Thậm chí có người còn đọc mãi chẳng hết một cuốn sách vì bận việc này việc kia, thiếu thời gian,… với 1001 lý do khiến việc đọc sách của ta trở nên gián đoạn, không đọc được nhiều và đặc biệt là không có cảm xúc tốt khi đọc sách hay vì đọc chậm nên sinh ra chán đọc sách chưa nói gì đến việc nhớ sao cho lâu nhỉ.

Đọc sách, một thói quen sinh hoạt rất có ích cho sự hiểu biết, phát triển cá nhân và ai cũng mong muốn Đọc nhanh, hiểu sâu mà vẫn nhớ lâu trọn đời.
Trên mạng, youtube, sách in,… có rất rất nhiều cách để hướng dẫn chúng ta học, đọc sách nhanh nhưng rồi cũng ít ai thực hành mà áp dụng thành công nếu không kiên trì, làm đúng.

lam-the-nao-de-doc-nhanh-hieu-sau-nho-lau-1

Có một cuốn sách khá là đặc biệt được viết bởi một người đọc sách rất chậm, với 5 phút cho 1 trang sách (cái này thì tác giả nói, chứ còn tùy trang sách ấy thế nào, nhưng có vẻ như trung bình là vậy ^ ^), nhưng hiện tại người ấy đã có thể đọc sách rất nhanh, với thành tích cực kỳ đáng nể, mà chúng ta phải học hỏi từ đó với 700 cuốn sách/năm, mà là đọc nhanh, hiểu sâu và nhớ  lâu nhé chứ không phải đọc để đếm số lượng.

Đó là tác giả của cuốn sách Đọc nhanh, hiểu sâu và nhớ lâu trọn đời của tác giả ATSUSHI INNAMI người Nhật, người có thể đọc sách với tốc độ 700 từ/phút.

Và sau đây, chúng ta sẽ cùng REVIEW cuốn sách Đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trọn đời này xem có gì hấp dẫn, phù hợp mà chúng ta có thể thực hành, cải thiện kỹ năng đọc, hiểu, nhớ của mình không nhé.

Trước tiên, cũng phải nói rằng, mỗi cuốn sách đều đem đến cho người đọc một giá trị riêng khác biệt nào đó từ tác giả, và điều đặc biệt mà mình bắt gặp ở đây, nhờ nó mà mình đã quyết định chia sẻ, review cuốn sách tới các Bạn đó là câu định nghĩa đọc sách của tác giả Atsushi Innami, rằng:

“Đọc sách cũng như hô hấp, có hô hấp thì mới có sự sống, thế nên khi đọc sách, bạn cũng phải “hô hấp” để duy trì được sức sống cho việc đọc”

Một khái niệm khá mới về ĐỌC SÁCHđọc sách mà lại như Hơi thở hay nghe nhạc thật là tò mò phải không nào.

lam-the-nao-de-doc-nhanh-hieu-sau-nho-lau-2

1. Tên sách: Đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trọn đời

2. Tác giả: ATSUSHI INNAMI

Ông là chủ tịch công ty Ambience và là một nhà bình luận sách người Nhật. Ngoài ra cũng biết viết nhạc, là biên tập viên một cuốn tập chí về âm nhạc. Phải chăng có chút tố chất nghệ sĩ nên khả năng của Ông là khác thường.

Mỗi ngày đọc 1-2 cuốn kèm với viết bài luôn, và mỗi năm ông đã lướt qua trên 700 cuốn sách/năm

3. Cuốn sách này dành cho những ai?

– Người muốn đọc nhiều sách nhưng đọc chậm, mong muốn đọc nhanh hơn.
– Cảm thấy đọc sách là nhàm chán, mất thời gian vì không có phương pháp đọc tạo cảm xúc.
– Đang tìm phương pháp đọc sách nhanh, hiệu quả, nhớ lâu.

4. Bạn sẽ được gì sau khi đọc sách này?

– Bạn sẽ biết thêm cách để đọc sách nhanh hơn mà vẫn hiểu nội dung, rất có thể đạt được 700 từ/phút như tác giả.
– Cách để nhớ nội dung sách trọn đời.
– Biết thế nào là phương pháp đọc sách hô hấp, đọc sách nhẹ nhàng như hơi thở.
– Khơi dậy đam mê đọc sách.
– Biết cách quản lý sách, nên tiếp nhận những sách nào và chia tay những sách nào.

5. Những nội dung đáng lưu ý có trong sách.

Như tiêu đề của nó, nội dung của cuốn sách xoay quanh các vấn đề thực trạng và giải pháp cho những người muốn đọc sách nhanh, nhớ lâu, bao gồm:

– Tại sao đọc chậm, làm thế nào để thay đổi để nhanh hơn.
– Ba bước để tạo “Nhịp điệu đọc nhiều sách” một tháng 20 cuốn, từ đọc một trang sách mất 5 phút đến đọc trên 700 cuốn một năm.
– Phương pháp đọc sách hô hấp: đọc sách như hít thở, phương pháp đọc lướt.
– Phương pháp tiếp cận, chọn, quản lý sách và chia tay sách

Với những ai đang tìm giải pháp đọc nhanh thì với chủ đề ở trên cũng đủ cuốn hút họ nên đọc cuốn sách này vì nó hoàn toàn phù hợp và có thể giúp họ thay đổi trong cách thức đọc sách của mình, nâng cao hiệu quả đọc gấp nhiều lần.

Nhưng để cụ thể hơn nữa, mình sẽ đi sâu vào những giá trị mà mình đã nhận được sau khi lật hết từng trang của cuốn sách này để các Bạn phần nào thấy được cái hay của cuốn sách nhé.

Điều thứ nhất: Vì sao bạn đọc chậm?

Bạn có biết vì sao mình đọc chậm không?

Đại đa số chúng ta đọc chậm vì khi đọc chúng ta đều muốn hiểu rõ tất cả các câu từ lướt qua mắt ngay, và điều này khiến cho khi gặp từ mới, khái niệm thì ý thức lại bắt ta phải làm sáng tỏ trước khi đọc tiếp.

Thêm nữa, một phần chúng ta lại cũng muốn hiểu rồi nhớ ngay phần kiến thức ấy phải không?

Nhưng lời khuyên từ ATSUSHI INNAMI rằng:

Giá trị của việc đọc sách không phải là chụp lại 100% những gì sách viết mà chính là việc gặp được 1% giá trị xứng đáng.

Bởi vì, bạn có tin không, dù Bạn có cho rằng “đọc sách là việc sao chép lại một cách trung thực nội dung ấy vào não của mình” thì thật đáng tiếc, phần lớn các trường hợp, bạn sẽ quên hầu hết các nội dung mà bạn dự định sẽ đọc kỹ để ghi nhớ chỉ sau một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy đừng cố để ghi nhớ mọi điều một cách máy móc, thay vào đó :

Thay vì chụp lại 100%, hãy chú tâm 1%

Vậy, 1% ấy là gì và làm thế nào Ta có thể phát hiện ra nó để chú tâm vào.

lam-the-nao-de-doc-nhanh-hieu-sau-nho-lau-3

Cách thức là: Khi đọc sách, điều quan trọng nhất là sàng lọc ra những thông tin giá trị nhất và hấp thụ chúng vào não bộ, và viết ra chính là công cụ mạnh mẽ nhất để giúp ta làm việc đấy.

Cơ bản điều này cũng giống như nguyên lý Pareto 80/20 vậy. Hãy chỉ đọc sách bằng cách chú tâm vào những từ khóa (từ quan trọng), những từ đắt, đem lại nhiều nội dung hơn những từ tô vẽ, ít quan trọng.

Điều thứ 2: Phương pháp đọc sách hô hấp là gì, thực hành như thế nào?

lam-the-nao-de-doc-nhanh-hieu-sau-nho-lau-4

Như ở trên, ấn tượng nhất chính là khái niệm đọc sách như “Hô hấp”, một cách đọc sách mới mà mình chưa từng nghe.

Phương pháp này được giải thích theo tác giả như sau:

Nếu như đọc sách như là hít vào, thì việc thở ra chính là viết.

Do vậy, việc chỉ đọc đến một lúc nào đó sẽ quá tải, và gần như không hấp thu được nữa, do bạn chỉ hít vào, thì bây giờ Bạn cần phải “thở ra” (bằng cách viết ra) và sau đó lại hấp thụ vào.

Việc kết hợp quy trình hít vào (đọc) và thở ra (viết) này sẽ giúp bạn tăng gấp đôi, hoặc thậm chí là gấp ba dung lượng kiến thức mà bạn có thể dung nạp từ sách vì phương pháp này khiến Bạn không còn cảm giác bị đầy, nhàm chán, một chiều vì chỉ đọc mà rất thoải mái vì ta có xả ra.

Và thực tế, việc thở ra kiến thức này bằng cách viết cũng chính là cách giúp Bạn nhớ thêm lần nữa, làm cho việc học, đọc trở nên hiệu quả hơn gấp bội phần.

Các bước để thực hiện phương pháp đọc sách hô hấp, bao gồm:

Bước 1: Chọn một dòng mẫu của cuốn sách.

Đó là những dòng THỂ HIỆN SỨC SỐNG CUỐN HÚT CỦA CUỐN SÁCH. Nhận biết nó bằng cách cảm nhận của Bạn, khi bạn đọc thấy hay hãy ghi lại chúng dưới dạng các câu trích dẫn, nhưng chú ý hãy ghi một cách ngắn gọn nhất có thể mà vẫn đủ ý vì sau này Bạn sẽ không muốn đọc các đoạn dù trích dẫn mà dài tới cả 1 trang giấy.

Tác giả cũng nói rằng, kinh nghiệm để đọc sách nhanh của ông chính là đọc qua những câu trích dẫn, những câu mà gần như đã cô đọng được cả một đoạn dài của nội dung, và nhớ nó, Bạn sẽ nhớ gần hết ý của đoạn.

Thông thường, theo cách cá nhân mình nếu không ghi thì thường sẽ dùng bút Bôi đậm lên những đoạn đó, sau này đọc sách lại rất nhanh.

Bước 2: Chọn ra một dòng gọi là dòng tinh hoa

Hãy nhớ rằng, “Thần sách chỉ ngụ trong một câu nói”. Tôi lên kế hoạch chọn lấy một câu tôi ấn tượng nhất từ mỗi cuốn sách. Dù là cuốn nào cũng nhất định có một câu mà bạn thấy ấn tượng nhất, hãy chọn ra câu ấy. – ATSUSHI INNAMI

Đó là câu có thể thu trọn toàn bộ tinh hoa của cả cuốn sách, là câu khiến bạn ấn tượng nhất và là phần giá trị nhất sau khi đọc xong toàn bộ cuốn sách. Cuốn sách nào cũng vậy, cũng sẽ để lại một vài câu tựa như SLOGAN của thương hiệu vậy, gắn liền với sự tồn tại của nó, vì vậy hãy tìm ra nó và nhớ lấy nhé.

Bước 3: Tóm tắt lại cả cuốn sách trong một vài dòng.

Đây là kết quả cuối cùng Bạn nhận được từ sách là gì, khi bạn tóm tắt được rõ ràng Bạn biết bạn đã đọc được gì từ nó.

Vì vậy việc tóm tắt, giúp Bạn nhanh chóng lấy được ý, cảm xúc của mình khi đọc sách và dễ dàng nắm được tổng quan về nội dung sách.

Cô đọng lại, ta sẽ chỉ cần ghi nhớ phương pháp này như sau:

Hãy lấy sổ tay ra và ghi “một dòng mẫu”, kèm theo ngày tháng, tên sách, tên tác giả, sau đó ghi lại “một dòng tinh hoa” và cuối cùng tóm tắt lại toàn bộ trong một đoạn khoảng 30-40 chữ.

Điều thứ 3: Quy luật của phương pháp đọc lướt hay còn gọi là phương pháp đọc tìm kiếm

lam-the-nao-de-doc-nhanh-hieu-sau-nho-lau-5

Thực ra phương pháp này đúng là siêu tốc để muốn đọc sách nhanh, nhưng mới nghe thì mình có cảm giác như nó dùng cho người “lười” thì phải ^ ^.

Từ khóa cho phương pháp này nằm ở chỗ Người đọc chỉ tập trung (lướt qua) các tiêu đề nhỏ kiểu như mục lục, tiêu đề đoạn nhỏ để xem nội dung ấy có quan trọng với mình, có phải thứ mình đang tìm hay không để đọc hoặc bỏ qua phần đó.

Và đây là kinh nghiệm đưa ra, một số điểm lưu ý của tác giả để bạn có thể LƯỚT qua những phần này trong sách, giúp Bạn đọc nhanh hơn.

Điểm 1: Các tác giả đã tạo ra sự khác biệt cho cuốn sách bằng cách lồng câu chuyện của bản thân vào trong sách.

Chỗ này không quan trọng gì, đơn giản là phần thêu dệt của Tác giả để khiến tác phẩm của họ khác biệt với những tác phẩm khác trên thị trường. Họ chỉ muốn nói rằng đó là kinh nghiệm của họ, từ câu chuyện của họ mà thôi. Bạn không nhất thiết phải đọc phần này, hãy tập trung vào phần khác, vậy nên hãy bỏ qua nó.0008nhớ lâu trọn đời của ATSUSHI INNAMI, những chỉ dẫn của Ông từ những kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho Bạn rất nhiều.

Chúc Bạn ngày càng cải thiện kỹ năng đọc sách nhanh, đọc được nhiều và nhớ lâu trọn đời nhé.

Add Comment