9 phương thức quảng cáo trên LinkedIn

LinkedIn cung cấp phương thức hợp lý để người dùng có thể gửi tin nhắn tới đối tượng mục tiêu thông qua nhiều lựa chọn rất dễ sử dụng. Mỗi lựa chọn quảng cáo trên LinkedIn cho phép có sự linh hoạt và khả năng nhắm đến đối tượng mục tiêu, dù bạn đang dẫn đầu thị trường, vẫn đang phát triển mạng lưới của bạn, đang tuyển dụng nhân viên mới hay đang phát triển trang thành viên cho công ty.

Hãy cùng khám phá chín lựa chọn quảng cáo đang sẵn sàng trên LinkedIn dành cho bạn:

1. Quảng cáo self-service PPC:

Giải pháp quảng cáo này cho phép người dùng tạo và bố trí các quảng cáo trên các trang nổi bật hoặc mạng lưới trang trên website của LinkedIn. Bạn có thể chỉ định thành viên LinkedIn nào sẽ nhìn thấy quảng cáo của bạn bằng cách ấn định đối tượng mục tiêu thông qua: chức danh công việc, chức năng công việc, ngành nghê, khu vực địa lý, tuổi, giới tính, tên công ty, quy mô công ty, hay LinkedIn Group. Quảng cáo Self-Service của bạn sẽ được hiển thị nổi bật ở đầu trang LinkedIn như một quảng cáo văn bản, còn quảng cáo đầy đủ với hình ảnh hiển thị sẽ nằm tại cột bên phải.

2. Quảng cáo nội dung:

Quảng cáo nội dung là những mini-website thiết yếu cho phép bạn hiển thị nhiều thông điệp trên cùng một vùng tiện ích (sidebar widget). Nó tương tự như những biển quảng cáo với 3 quảng cáo khác nhau luân phiên thay đổi mà bạn vẫn hay nhìn thấy trên đường cao tốc. Bạn có thể cho hiển thị đến 4 thông điệp quảng cáo dưới những định dạng khác nhau, giúp bạn có được cơ hội thu hút sự chú ý của người dùng nhiều hơn. Ví dụ, bạn có thể hiển thị thông báo trực tuyến từ Twitter trên một tab, video từ YouTube trên một tab khác, và tùy chỉnh những nội dung trong tab còn lại. Bạn cũng có thể pha trộn nội dung để tạo ra những quảng cáo tương tác cao bằng cách sử dụng các banner nền trắng, banner dạng bưu thiếp, banner dạng flash hoặc hình ảnh, hoặc những video tùy chỉnh. Quảng cáo nội dung là một cách tuyệt vời để tiếp cận đến nhiều người dùng khác nhau chỉ với một quảng cáo.

3. Quảng cáo nội dung SlideShare:

Thuyết trình là một phương thức tuyệt với để thu hút các thành viên LinkedIn. Với LinkedIn SlideShare, một website truyền thông xã hội nơi bạn có thể đăng tải những bài thuyết trình bằng PowerPoint, infographics, tài liệu, bài viết; bạn có thể đưa nội dung lên trang và sau đó chia sẻ nội dung ấy lên trang LinkedIn cá nhân của bạn dưới phần summary, hoặc dưới mỗi công việc được liệt kê trong phần Kinh nghiệm. Với quảng cáo nội dung SlideShare, bạn có thể quảng bá nội dung của mình trong phần thông tin cập nhật được tài trợ, do đó, bạn có thể chia sẻ những nội dung tốt nhất của mình với những độc giả mục tiêu, những người đang tìm kiếm các kiến thức và hiểu biết mang tính chuyên môn cao.

4. Sponsored InMail:

Sponsored InMail cho phép bạn sử dụng LinkedIn InMail để cung cấp các thông điệp có độ liên quan cao đến khách hàng mục tiêu. Tin nhắn Sponsored InMail  khác với các tin nhắn InMail tiêu chuẩn: mục đích duy nhất của một tin nhắn InMail là thiết lập liên lạc với một người nào đó, do vậy bạn sẽ không muốn đính kèm một thông điệp marketing khi bạn gửi tin nhắn InMail.

Tuy nhiên, tin nhắn Sponsored InMail có thể được cá nhân hóa với những khu vực dành cho  thông tin tiếp thị trên trang đích của các đối tác về thương hiệu của bạn. Tin nhắn Sponsored InMail luôn luôn hiển thị ở vị trí đầu tiên trong hộp thư của thành viên LinkedIn, do đó, tỷ lệ mở mail lên đến 20% và trung bình cũng có 20% click vào các khu vực “call-to-action”. Tỷ lệ mở và click này là một con số khá cao so với các mạng xã hội hoặc ứng dụng trong ngành.

5. Quảng cáo xã hội:

Quảng cáo xã hội trên LinkedIn là một hình thức hiệu quả để khuyến khích các thành viên chia sẻ thông điệp và giới thiệu sản phẩm của bạn. Quảng cáo xã hội sử dụng cùng hình thức nhắm mục tiêu thông qua các lựa chọn quảng cáo trên LinkedIn nhưng cho phép bạn tận dụng các công nhận xã hội từ cộng đồng LinkedIn. Những bảo đảm được thực hiện bởi những thành viên có tiếng trong cộng đồng là một cách hiệu quả để tăng thêm uy tín và ảnh hưởng cho mỗi thông điệp mà công ty bạn đưa ra.

6. Quảng cáo dạng Công ty được theo dõi:

Đây là dạng duy nhất tận dụng dữ liệu hồ sơ của một thành viên sử dụng LinkedIn để cung cấp một thông điệp tùy chỉnh, cá nhân hóa để thúc đẩy sự gắn kết của họ với trang doanh nghiệp của bạn. Cách này cho phép công ty bạn nhắm tới các chuyên gia và giúp họ tăng nhận biết về trang cá nhân của công ty bạn và chuyển đổi họ thành những người theo dõi trung thành.

7. Quảng cáo dạng Công ty được đề xuất:

Đây là dạng tương tự như dạng Công ty được theo dõi, tuy nhiên, điểm khác biệt là quảng cáo dạng này được liên kết trực tiếp với trang của công ty và cho phép bạn hiển thị link tới trang trình chiếu sản phẩm (Product Showcase) và trang dành cho các vị trí đang tìm kiếm ứng viên (Jobs). Đây là một công cụ tìm kiếm không trả phí để xây dựng nhận biết và tạo ra tương tác cho trang doanh nghiệp. Nó kêu gọi sự tham gia trực tiếp từ các đơn vị quảng cáo và thúc đẩy kết nối mạng thành viên để hướng sự quan tâm của người dùng trong khi các quảng cáo dạng Công ty được theo dõi chỉ cho phép người xem nhấp chuột vào các link.

8. Quảng cáo trong nhóm:

Đây là dạng quảng cáo có thể nhắm đối tượng, cá nhân hóa để quảng cáo và thúc đẩy các thành viên tham gia vào những nhóm cộng đồng tùy chỉnh. Bằng cách thu thập và sử dụng dữ liệu, hành vi của người xem, dạng quảng cáo này cho phép tạo nên những tin nhắn cá nhân hóa, cung cấp các đề xuất nhóm, xây dựng sự tin tưởng thông qua các template đồng thương hiệu ngụ ý được LinkedIn chứng thực.

9. Quảng cáo spotlight:

Dạng quảng cáo này là dạng hoàn toàn tùy biến cho phép phát triển hình ảnh hồ sơ của thành viên nhưng có thể liên kết đến trang đích của nhà quảng cáo. Những quảng cáo dạng này trông giống như nội dung trên trang và không sử dụng những định dạng quảng cáo truyền thống, vì chúng sẽ được pha trộn với nội dung và người dùng thường sẽ click vào chúng mà không nhận ra rằng mình đang click vào quảng cáo.

Quảng cáo Spotlight được thiết kế để hỗ trợ những người đang tìm việc bằng cách liên kết hình ảnh hồ sơ cá nhân của họ với logo của công ty. Những quảng cáo này thường rất hiệu quả vì chúng cho thấy hình ảnh của thành viên dưới tiêu đề “hình ảnh của bạn tại công ty” và tiêu đề công việc ngay dưới tên thành viên đó. Điều này cho phép người khác có được hình dung rõ nét nhất về vị trí này tại công ty mà họ đang tìm hiểu.

Nguồn: Entrepreneur

Add Comment