Nơi chứa đựng những giọt nước mắt chứa chan nỗi luyến tiếc

Các nhà phê bình Nhật Bản nhắc đến “Điều Kỳ Diệu Của Tiệm Tạp Hóa Namiya” như là câu chuyện đẫm nước mắt nhất được chắp bút bởi tác giả Keigo Higashino. Nếu như “Phía Sau Nghi Can X” và “Hành Trình Dưới Mặt Trời Đêm” của ông chứa đầy bi thảm, cùng những chi tiết rúng động thì trong “Điều Kỳ Diệu Của Tiệm Tạp Hóa Namiya” ông lại diễn tả tài tình, nhẹ nhàng một câu chuyện vui vẻ, hạnh phúc. 

noi-chua-dung-nhung-giot-nuoc-mat-chua-chan-noi-luyen-tiec

Câu chuyện được chuyển thể thành bộ phim cùng tên vào năm 2017 bởi đạo diễn Ryuichi Hiroki, người vốn rất thành công ở thể loại này. Diễn viên Nishida đóng vai người chủ cửa tiệm, quản lý của hàng trong năm 1980, và được hàng xóm yêu mến vì được coi như người gỡ rối tơ lòng cho tâm tư của những người đang u sầu, buồn bã. Mọi người sẽ viết thư chia sẻ những điều trăn trở, phiền muộn từ tận sâu trong tâm hồn mình, bỏ vào khe hở nhận thư ở cửa cuốn, và Namiya sẽ hồi âm đầy đủ với một lá thư khác ở một hộp thư riêng. Ở thời đại này, đây là công việc của một Life Coach (Khai vấn viên) và có thể kiếm được bộn tiền. Nhưng khi đó, ông chỉ là một ông lão tốt bụng và mong muốn được giúp đỡ mọi người xung quanh. 

noi-chua-dung-nhung-giot-nuoc-mat-chua-chan-noi-luyen-tiec-2

Atsuya là một trong bộ ba gồm Shota, Kouhei và cậu, những đứa trẻ mồ côi, bỏ “nhà”, và đến năm 2012, trở thành trộm cắp. Một buổi tối, cả ba tìm thấy nơi trú ẩn là một cửa hàng bỏ hoang mà về sau họ mới nhận ra đó chính là tiệm tạp hóa Namiya. Bắt đầu từ đây, câu chuyên được tách thành hai dòng thời gian vì họ nhận được những lá thư từ 32 năm trước, đến từ hòm thư của ông Namiya. Đây hóa ra là những lá thư mà người chủ tiệm đã không bao giờ có thể trả lời được và ba chàng trai này vô tình đã nhận trách nhiệm hồi đáp những lá thư đó trên danh nghĩa của Namiya. 

Có thể những lời hồi đáp không có sự khôn ngoan, già dặn như của Namiya nhưng họ có khoảng cách thời gian đến ba thập kỷ lịch sử để có thể đưa ra lời khuyên đúng đắn. Ví dụ như câu chuyện một cô gái đang phân vân không biết nên tập luyện cho thế vận hội Olympics hay nên chăm sóc cho người bạn trai bị ốm, đã được khuyên bảo hãy ở lại, vì thế nào Nhật Bản cũng sẽ không tham gia cuộc thi đấu ở Moscow. Bằng cách kỳ diệu nào đó, hòm thư từ năm 2012 đưa những bức thư hồi âm của ba chàng trai về thời điểm năm 1980, dần dần câu chuyện hé lộ lý do tại sao Namiya không thể trả lời những tâm tư của mọi người ngay từ đầu và điều gì sẽ xảy ra với họ trong những năm tháng tiếp theo, khi họ nghe theo lời khuyên của Atsuya, Shota và Kouhei đến từ tương lai 32 năm sau.

noi-chua-dung-nhung-giot-nuoc-mat-chua-chan-noi-luyen-tiec3

Có rất nhiều điều luyến tiếc trong “Namiya”, đặc biệt là thời gian năm 1980 khi xã hội hiện đại còn chưa thay đổi, cách sống của con người và mọi thứ vẫn còn rất thoải mái. Kể cả ở trung tâm Tokyo, không có nhiều cửa hàng tiện lợi và những bà nội trợ thường xuyên mua sắm ở quanh khu dân cư như tiệm tạp hóa Namiya. Người Nhật rất chuộng những cửa hàng nho nhỏ do gia đình mở, phòng tắm xông hơi hay quán mì ấm áp, nhộn nhịp – nhưng tất cả đã bị thay thế bởi cửa hàng tiện lợi mở 24h, chuỗi nhà hàng kinh doanh. Ngay cả với thư tay, chúng ta đều đã biết chúng không còn được nhiều người sử dụng. 

Giờ đây, có thể bạn còn đang giữ trong mình những trăn trở, đắn đo; nhưng điều bạn cần hơn cả là niềm tin, sự quyết tâm và lòng khát khao được thể hiện bản thân mình, theo đuổi đam mê. Vì thế, hãy hành động và dù có thế nào đi nữa, bạn cũng đã lưu lại dấu ấn của mình. Đó chính là điều quan trọng nhất! 

Nguồn: Bila.vn

Add Comment