Chia sẻ cảm nghĩ của em về truyện cổ tích tấm cám

Tấm cám là truyện cổ tích rất hay và ý nghĩa trong cuộc sống từ ngàn đời nay. Câu truyện Tấm Cám cho ta thấy được cái kết của những người sống thiện, sống ác. Sống thiện sẽ nhận được kết quả có hậu còn sống ác sẽ gặp đau khổ.

 

truyen-co-tam-cam

 

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thể loại truyện cổ tích là một trong những thể loại hay và để lại cho người đọc nhiều giá trị lớn lao, đó là những câu chuyện thể hiện được những giá trị giáo dục con người sâu sắc và trong những truyện đó là truyện Tấm Cám.

 

 

Là một người Việt Nam ai ai cũng đều biết đến truyện Tấm Cám và nó là một truyện cổ tích có nhiều ý nghĩa nhất định và trở nên vô cùng ý nghĩa, những hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ đến mỗi người chúng ta và nó thực sự là câu chuyện có ý nghĩa. Nếu như trong truyện truyền thuyết đó là những câu chuyện lịch sử thì truyện cổ tích là những câu chuyện nói về ý nghĩa và có ý nghĩa giáo dục con người mạnh mẽ và ý nghĩa. Truyện cổ tích Tấm Cám đã để lại nhiều những suy nghĩ cho người đọc bởi ý nghĩa giáo dục của nó.

 

Trong truyện có nhân vật Tấm và Cám là nhân vật chính, trong đó có nhiều nhân vật phụ khác như nhân vật nhà vua, mụ gì ghẻ… Ở đây đã đề cập tới vấn đề thiện và ác, Tấm sinh ra đã mồ côi mẹ, cha lấy vợ hai, dì ghẻ là mẹ của Cám, mụ ta rất độc ác, Cám thì được chiều chuộng nhưng Tấm bị mụ dì ghẻ bóc lột sức lao động bắt làm rất nhiều việc, trong một đợt đi hội mụ ta đã dùng thóc trộn lẫn với gạo bắt Tấm nhặt, Tấm tủi thân khóc và đàn chim sẻ đã xuống và nhặt giúp Tấm, những hành động của Tấm đã thể hiện được một điều đó là thiện luôn luôn chịu nhiều áp bức nhưng cuối cùng thì thiện vẫn chiến thắng được ác. Tấm là một người rất tốt bụng, trái ngược với mẹ con Cám là những người vô cùng độc ác và thủ đoạn, họ dùng đủ mọi việc để đối phó với Tấm.

 

chia-se-cam-nghi-ve-truyen-co-tich-tam-cam

Tấm luôn phải chịu những đau đớn do mẹ con Cám gây ra, chịu đựng số phận bất hạnh do mẹ mất sớm phải sống với dì ghẻ, cuộc đời của Tấm lâm vào bao khó khăn và nghiệt ngã nhưng Tấm không hề phản kháng lại, cô là một người hiền lành tốt bụng và phải chịu nhiều đau đớn. Tấm và Cám là hai người cùng cha khác mẹ nhưng bản chất của Tấm và Cám hoàn toàn khác nhau, cô chị thì nhẹ nhàng, tốt bụng, còn Cám thì chỏng chẻo, xấu xa, cuộc đời của Tấm luôn phải chịu đựng nhiều vất vả đau khổ, và bị kẻ khác áp bức. Còn Cám được luông chiều, luôn luôn chỉ biết đi áp bức người khác mà không chịu khó làm việc như Tấm, những thứ của Tấm như chiếc yếm đỏ Cám cũng dành của Tấm, trong đợt mở hội, hai mẹ con đã dùng những thủ đoạn hết sức bỉ ổi đối với Tấm, dùng thóc trộn lẫn gạo và bắt Tấm nhặt riêng ra, những hành động đó không xứng đáng là một con người, những hành động của chúng chỉ đáng trách.

 

Tấm là một người hiền lành và có nhiều đức tính tốt bụng, Tấm nuôi một con bống trên giếng hàng ngày ăn cơm và để phần lại phần thức ăn của mình cho cá, mỗi ngày Tấm đều mang cho nó ăn, nhưng rồi bị mẹ con Cám phát hiện và bị mẹ con hắn bắt và thịt mất, trong khi Tấm đi đồng về gọi bống lên ăn thì không thấy bống lên nữa, lúc đấy Tấm khóc và bụt hiện lên hỏi, Tấm kể lại câu chuyện ông bụt bảo Tấm tìm lấy xương xon bống và chôn trong bếp để khi có việc, Tấm tìm thấy xương xon gà đang bới, Tấm nhặt vào cái lọ và chôn vào bếp. Trong đợt mở hội Tấm đã dùng nó để làm quần áo mới và có những đôi dầy, đi bắt tép thì Tấm bị Cám lừa và bị chút hết tép, Cám đã dùng những lời nói sáo rỗng để lừa Tấm, “ đầu chị lấm chị gội cho sâu kẻo về mẹ mắng” nghe lời Cám Tấm xuống gội đầu ở trên Cám chút hết tép của Tấm.

Còn nhiều những hành động khác của Cám đã thể hiện được một con người xảo trá, ghê tởm tới mức nào, trong câu chuyện đi hội, Tấm đánh rơi chiếc giầy, nhà vua tìm người đeo vừa chiếc giầy đó, thì mẹ con nhà Cám cũng đi thử và chúng đã có rất nhiều những hành động xấu đối với Tấm, có nhiều những tình tiết và lời nói của nhân vật này đã thể hiện được điều đó, những câu chuyện thể hiện được tình huống đó là những lời giễu cợt của mẹ con nhà Cám, chúng đã dùng những lời nói xấu xa để nói về Tấm, nhưng khi Tấm đeo vừa thì chúng lại dùng những lời ngon ngọt để nói với Tấm, Tấm được nhà vua lấy và đưa vào cung nhưng mẹ con nhà Cám vẫn vô cùng ghen ghét Tấm, chúng dùng đủ mọi cách để hại Tấm, trong một đợt về ăn giỗ cha, mẹ con Cám bảo Tấm lên cây cau vặt cau về để giỗ bố, khi chèo lên cây vặt thì mẹ con nhà Cám ở dưới chặt gãy cây và Tấm đã lộn cỗ xuống gao và chết, tất cả những hành động đó đã thể hiện được những bộ mặt xấu xa đê tiện của mẹ con nhà Cám, những hành động đó vô cùng xấu xa và hành động như những kẻ mất nhân tính, chúng đã hành động như những người không có chút nhân tính nào.

 

Khi Tấm chết Tấm biến thành con chim vàng anh, và khung cửi sau đó hóa thân thành những đồ vật để quay lại bên nhà vua, cái chết của Tấm làm nhà vua vô cùng đau đớn, Tấm chết để lại nhiều những đau đớn và luyến tiếc, và những điều đó làm cho mẹ con Cám càng ghen ghét và căm thù hơn nhiều, những biến hóa của Tấm trong câu chuyện đã để lại nhiều day dứt trong lòng người đọc những lần hóa thân đó đều bị mẹ con nhà Cám hại và có những hành động xấu xa, chúng đã hành động như những kẻ không còn chút nhân tính của con người. Và lần hóa thân cuối cùng của Tấm đó là thành quả thị vào nhà một bà lão, Tấm làm tất cả những điều đó giúp bà lão, những việc nhà Tấm đều phụ giúp hết và những điều đó đã để lại cho người đọc những suy nghĩa sâu sắc và nó đã giúp cho nhân vật này nhiều những lần hóa thân để rồi ngộ ra một chân lý.

 

Nhân vật Tấm trong câu chuyện phải chịu đựng rất nhiều những đau đớn và những hành động hiền lành tốt bụng của Tấm đã để cho bà lão nghi ngờ khi bà về nhà cửa tinh tươm cơm nước đã chuẩn bị chu đáo, bà ngạc nhiên và bà đã định xem ai thì bà đi thì có một cô gái bước ra từ quả thị, và từ đó hai người sống với nhau, khi nhà vua có đợt đi tuần cha và đi qua đây, thấy trầu tiêm cánh phượng đẹp đã hỏi lả ai, nhà vua thấy giống như cánh phượng của Tấm tiêm ngày trước những hành động đó đã thể hiện được những sự quan tâm đặc biệt sâu sắc trong trái tim của Tấm, nhà vua đã gặp lại Tấm và hai người quay trở lại cung, Tấm ngày càng trở nên sinh đẹp, ghen ghét trước nhan sắc của Tấm Cám đã hỏi và lần này Tấm đã trả thù vì những hành động xấu xa của hai mẹ con này.

 

Khi Cám hỏi Tấm nói đun nước sôi, Cám nghe theo Tấm và đun nước sôi dội vào người cho trắng khi dội xong Cám chết cứng vì bị bỏng, đau đớn trước cái chết của Cám, mẹ Cám cũng chết theo, cái chế của hai người này như một lần giải thoát cho những lần Tấm bị bọn chúng hãm hại. Cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Mẹ con Cám cuối cùng cũng bị trừng phạt và đó là cái kết có hậu khi người tốt cuối cùng cũng quay trở lại với nhau, người xấu cuối cùng cũng bị trừng phạt.

 

Kết luận: Câu chuyện Tấm Cám đã thể hiện được sự quan tâm sâu sắc của người đọc, câu truyện thể hiện mơ ước cái thiện thắng cái ác và mơ ước về hạnh phúc của nhân dân lao động Việt Nam xưa. Cái kết cuối cùng của câu chuyện đó là cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác, cái ác bị trừng trị và nó đã trở nên là những bài học dăn đe cho rất nhiều thế hệ hôm nay và mai sau. Chúng ta cần phải quan tâm và có những điều đáng nhớ và những điều đó đã thể hiện được sự quan tâm và những ảnh hưởng đặc biệt trong cuộc sống của chúng ta.  truyện đều thể hiện mơ ước thiện thắng ác và mơ ước về hạnh phúc của nhân dân lao động Việt Nam xưa.

 

>> Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích Thạch Sanh

Đọc thêm nhiều truyện cổ tích hay tại đây

Add Comment