Một trong những thể loại văn học phổ biến thời kỳ Cách mạng ở Việt Nam chính là truyện ngắn tùy bút. Nhắc đến thể loại này, chắc chắn chúng ta sẽ không thể bỏ qua được cây bút độc đáo Nguyễn Tuân cùng tác phẩm Vang bóng một thời. Hãy cùng tìm hiểu đôi nét về Nguyễn Tuân cùng tác phẩm hoàn mỹ nhất của ông để hiểu rõ hơn về những gì mà tác giả muốn truyền tải tới độc giả.
Đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân
Thời kỳ Cách mạng Việt Nam chính là giai đoạn sản sinh ra những cây bút tài năng nhất. Bằng những câu văn, câu thơ, các nhà văn, nhà thơ vừa thể hiện tài hoa của mình nhưng cũng qua đó bày tỏ tinh thần yêu nước. Nguyễn Tuân là một tác giả có những đóng góp lớn, tiêu biểu cho nền văn học của Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ Cách mạng. Những tác phẩm của ông chân chất, mộc mạc nhưng đọng lại không ít cảm xúc, tiếp thêm tinh thần chiến đấu cho các đồng đội.
Tiểu sử
Tác giả Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống nhà Nho thuộc phố Hàng Bạc. Quê quán của ông thuộc làng Mọc, thông Thượng Đình, xã Nhân Mục mà ngày nay chính là khu vực phường Nhân Chính thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Chân dung nhà văn Nguyễn Tuân
Cuộc đời của ông gắn liền với tinh thần yêu nước. Ngay từ khi còn học bậc thành chung, vào năm 1929, Nguyễn Tuân đã tham gia hoạt động bãi khóa để phản đối giáo viên người Pháp. Sau sự kiện này, ông đã bị nhà trường đuổi học. Sau đó không lâu ông lại bị bắt vào tù bởi vượt qua biên giới trái phép.
Sau khi ra tù, Nguyễn Tuân mới bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình. Tuy nhiên, cho đến cuối những năm 30 của thế kỷ XX, khi chuyển sang thể loại truyện ngắn, tùy bút, bút kỳ, Nguyễn Tuân mới bắt đầu nổi lên bởi phong cách sáng tác độc, lạ.
Khoảng thời gian sau đó, ông tiếp tục vừa sáng tác vừa tham gia cách mạng. Và đến năm 1948, Nguyễn Tuân giữ chức Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam trong 9 năm. Ông qua đời vào ngày 28 tháng 7 năm 1987.
Sự nghiệp sáng tác
Nhắc tới tác giả Nguyễn Tuân, người ta nghĩ ngay đến một phong cách hành văn độc đáo, mà người ta hay dùng từ “ngông” để nói đến. Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân thường nhắc đến những cái đẹp của thời xưa, những tình cảm, hay những khung cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ.
Tác phẩm tiêu biểu đầu tay của Nguyễn Tuân
Tuy nhiên, người ta nhận thấy sự khác biệt lớn của ông sau cách mạng tháng Tám. Thời điểm này, Nguyễn Tuân dần hướng văn học của mình mang tính nghệ sĩ nhiều hơn. Đây cũng chính là điểm độc đáo chỉ có ở ông.
Nhắc đến Nguyễn Tuân, người ta sẽ nhớ ngay đến những tác phẩm lớn như: Vang bóng một thời (năm 1940), Tác phẩm Tùy bút sông Đà (năm 1960),… Đây là những tác phẩm khiến tên tuổi của ông vang danh được nhiều độc giả yêu thích và đánh giá cao.
Tác phẩm Vang bóng một thời
Vang bóng một thời là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác văn học của tác giả Nguyễn Tuân.
Hoàn cảnh ra đời
Vang bóng một thời là tuyển tập 12 truyện ngắn, do nhà xuất bản Tân Dân – Hà Nội xuất bản năm 1940. Đây cũng chính là tác phẩm truyện ngắn tùy bút đầu tiên của Nguyễn Tuân.
Tuyển tập truyện ngắn tùy bút “Vang bóng một thời”
Tác phẩm ra đời ngay trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, trước khi cách mạng tháng Tám thành công. Đây cũng là thời điểm chiến tranh thế giới thứ hai trên thế giới đang diễn ra. Chính vì thế, thực dân Pháp có những thay đổi trong chính sách cai trị tại thuộc địa. Thông qua tác phẩm này, tác giả Nguyễn Tuân cho chúng ta nhìn thấy những mặt trái cũng như những nét đẹp trong thời kỳ này của đất nước.
Nội dung chính và ý nghĩa của tác phẩm Vang bóng một thời
Tác phẩm được Nguyễn Tuân đề ở trang đầu tiên là truyện ngắn. Nhưng trên thực tế, Vang bóng một thời lại giống như tuyển tập tùy bút của ông với mười một câu chuyện không có kết thúc.
Nhìn chung, thông qua 12 câu truyện này, người đọc thấy được hai nét chính trong tác phẩm và cũng chính là hai đặc điểm của thời kỳ này ở Việt Nam. Đó chính là sự tàn bạo của kẻ thù và sự nhẹ nhàng, thi vị của những người nghệ sĩ. Trong số đó, câu truyện được nhiều người biết đến nhất trong tuyển tập này có lẽ chính là tác phẩm “Chữ người tử tù”.
Trích đoạn lời mở đầu của tác phẩm
Tác phẩm “Vang bóng một thời” chính là tuyển tập xây dựng và phác họa lại những nét đẹp trong nếp sống và sinh hoạt của con người phong kiến xưa. Tác giả cho thấy cái hay, cái đẹp trong tâm hồn và đời sống tinh thần của một thời đại ở Việt Nam. Đồng thời thông qua đó, tác giả Nguyễn Tuân cũng phần nào bày tỏ sự tiếc nuối khi những giá trị đẹp đẽ này đang dần bị mất đi.
Trên đây là đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân cũng tác phẩm để đời của ông – Vang bóng một thời. Nhà văn Thạch Lam cũng đã không tiếc dành lời khen cho tác phẩm này trên báo Ngày Nay ngay từ khi số xuất bản đầu tiên. Hãy truy cập Anybooks để tìm đọc tác phẩm đặc biệt này.
Xem thêm: