Sống hết mình cho ngày hôm nay – Taketoshi Ozawa

Quý độc giả thân mến! Trước hết xin hãy dành 5 phút nhìn lại chính mình, sâu thẳm trong con tim và tự hỏi: “Bạn có nghĩ rằng mình đã-đang sống một cuộc đời ý nghĩa hay không?”

Như Dale Carnegie từng khuyên rằng: “Hãy bịt kín quá khứ và tương lai bằng cánh cửa sắt. Hãy chỉ sống cho một ngày hôm nay”. Hôm nay! Bạn đã biết sống cho hiện tại, trân trọng từng khoảnh khắc hay còn “nặng lòng” với quá khứ và “lo sợ” cho tương lai? Cuộc đời của một người thật ngắn ngủi, ngày tháng thoắt cái đã trôi đi, bạn đành lòng tiêu tốn thời gian vì việc gì mà “bỏ bê” hiện tại đáng giá này?

song-het-minh-cho-ngay-hom-nay-1

Hãy tưởng tượng hôm nay là ngày tận thế bạn sẽ làm tất cả những thứ mình thích trong ngày hôm nay. Nhưng một ngày có phải là quá ngắn cho tất cả mọi việc? Vì thế hãy sống hết mình, cố gắng, nỗ lực hết mình ngày hôm nay. Đây cũng chính là nội dung và nỗi lòng tâm sự sau quá trình dài trải nghiệm từ chính bản thân và các bệnh nhân của tác giả người Nhật Taketoshi Ozawa trong cuốn sách: Sống hết mình cho ngày hôm nay

song-het-minh-cho-ngay-hom-nay-2

Tác giả:   Taketoshi  Ozawa              

song-het-minh-cho-ngay-hom-nay-3            

       Là một bác sĩ tốt nghiệp khoa Y trường đại học Tokyo Jikei (1987), Viện trưởng Trung tâm chăm sóc sức khỏe bệnh viện Yokohama Kousei cùng kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe cho hơn 2800 bệnh nhân, Taketoshi Ozawa đã chắt lọc kiến thức, đúc kết câu trả lời khi phải xóa bỏ phiền não. Ông cho rằng: “việc tìm ra ý nghĩa của cuộc đời” vô cùng quan trọng.

Trải qua hơn 20 năm làm công việc chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối của cuộc đời, Ozawa đã tiễn đưa không biết bao nhiêu bệnh nhân. Những bệnh nhân ông gặp thường mang trong mình nỗi đau tinh thần do bệnh tật gây nên, cùng với sự khổ sở vì “thời khắc cuối cùng đã cận kề”. Tuy nhiên, họ vẫn dũng cảm đối mặt, và trong cơn vùng vẫy, họ không chỉ cảm nhận mà còn học được nhiều điều. Từ phương diện là một người đồng hành, giúp đỡ và chứng kiến những tình cảnh ấy, hơn ai hết tác giả hiểu rõ suy nghĩ, cảm xúc của những tâm hồn “sắp từ giã cuộc đời”. Trong một phút giây nào đó lóe lên trong âm trí họ nét dịu dàng của năm tháng thanh xuân, giá trị chân chính của việc tồn tại và rồi họ hối tiếc những năm tháng đã qua, hiểu được “cuộc đời mình có ý nghĩa g씓giá trị của nhân sinh” sau những “chặng đua” dài. Chắt lọc kinh nghiệm từ việc quan sát và cảm nhận, Ozawa với niềm mong muốn làm vơi đi nỗi đau này cho các thế hệ về sau. Để rồi những năm tháng cuối cùng không phải dằn vặt bản thân, hối tiếc mà chỉ an tâm nghỉ ngơi, lạc quan và vui vẻ.

“Thông qua cuốn sách này, tôi muốn giúp các bạn nhìn lại cuộc đời mình, và biết đâu, các bạn sẽ phát hiện ra điề gì đó mà mình đã bỏ quên từ lâu”. Và cuốn sách này còn có ý nghĩa đặc biệt hơn với những người đang ôm nỗi phiền muộn, khổ sở vì không thể khẳng định sự tồn tại của bản thân, được sống mạnh mẽ và hạnh phúc hơn.

Chương I: ĐI TÌM Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI GIÚP CON NGƯỜI MẠNH MẼ VÀ TỬ TẾ HƠN

song-het-minh-cho-ngay-hom-nay-4

Chúng ta thường không bao giờ trân trọng những điều ngay bên cạnh mình và coi đó là điều hiển nhiên. Thực ra, điều quan trọng thực sự vẫn luôn bên bạn. Khi gắn bó với công việc điều trị cho các bệnh nhân cuối đời, Owaza được gặp gỡ rất nhiều người, có những người bị hành hạ bởi đau đớn bệnh tật hay lo lắng, cũng có người do bệnh tình ngày càng chuyển biến xấu khiến họ phát thốt lên những lời than vãn. Con người ai cũng mang trong mình nỗi khổ riêng. Có thể về mặt vật chất đáp ứng đủ mọi thứ nhưng có ai biết rằng trong sâu thẳm trái tim họ là một lớp băng tuyết của nỗi đau tinh thần, lo lắng và sợ hãi.

Càng tới gần thời khắc cuối cùng, có những người thoát khỏi bóng tối u ám của cái chết để chọn lạc quan, hạnh phúc trong quãng đời còn lại. Họ dành thì giờ quý báu của mình để nhìn lại đời mình. Việc tìm lại ý nghĩa của cuộc đời rất cần thiết để tìm đến niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn. Điều này còn có ý nghĩa với cả những thế hệ sau, hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, của sự tồn tại sẽ thúc đẩy sự tiến lên.

        “Sinh mạng có giá trị không phải vì nó hữu ích, mà chính sự tồn tại của nó vốn đã mang giá trị rồi”

    “Con người ai cũng có lúc sung sướng, hạnh phúc, hay những lúc đau khổ, tuyệt vọng. Vì  thế khi đánh mất mục đích sống, đánh mất giá trị của mình, người vực bạn dậy không ai khác chính là bản thân bạn – lúc đang rạng ngời tỏa sáng. Thường ngày, bạn có thể sẽ lãng quên, nhưng khi suy sụp, việc hồi tưởng lại hình ảnh bản thân trong quá khứ cũng sẽ là một gợi ý giúp bạn nhận ra ý nghĩa và giá trị của cuộc đời mình.”

Mỗi người với mỗi hoàn cảnh khác nhau. Những người luôn đau đầu vì công việc, thì đó sẽ là tình cảm của người khác hay một sở thích. Và những lúc mất đi người thân yêu, chính công việc lại là điêm tựa vững vàng của họ. Khi đánh mất mục đích sống thì hình ảnh trong quá khứ của họ sẽ là động lực thúc đẩy những trái tim cầu tiến. Nhiều người tìm được chỗ dựa cho mình là hình ảnh, những kỉ niệm trong quá khứ. Cuộc sống xô bồ, hối hả sẽ khiến bạn quên đi nhưng dành lại một khoảng thời gian lật dở kí ức bạn sẽ tìm thấy bức hình ghi lại khoảnh khắc rạng rỡ của mình cùng những giá trị tươi đẹp của sự sống.

     “Thường ngày có thể bạn sẽ lãng quên, nhưng khi suy sụp, việc hồi tưởng lại hình ảnh bản thân trong quá khữ cũng sẽ là một gợi ý giúp bạn nhận ra ý nghĩa và giá trị của cuộc đời mình”

song-het-minh-cho-ngay-hom-nay-5

Chương IIKHÔNG CÓ CUỘC ĐỜI NÀO TẦM THƯỜNG, KHÔNG CÓ AI VÔ GIÁ TRỊ

       Trong cuộc sống, mỗi người đều có sự lựa chọn. Thế nhưng lại có những người chẳng nhận ra và luôn nghĩ bản thân không bao giờ có quyền được lựa chọn. Mỗi buổi sáng thức dậy bạn lựa chọn ngày hôm nay như thế nào, là một ngày đầy nắng hay trôi qua vô vị.

song-het-minh-cho-ngay-hom-nay-6

“Nếu hôm nay là ngày cuối cùng được sống,liệu bạn có kết thúc cuộc đời mình trong niêm mãn nguyện?”. Đối diện với cái chết để hiểu ra cuộc sống tuyệt vời biết nhường nào. Trước cái chết, không ít người dành thời gian nhìn lại cuộc đời. Bên cạnh những suy nghĩ tiêu cực vẫn có những tia sáng tích cực lóe lên trong những tâm hồn trên giường bệnh: “Đời mình như vậy là đủ hạnh phúc rồi”“ dù nhỏ nhoi nhưng mình từng làm những việc có ý nghĩa”,… Nhiều người đã xác định được ý nghĩa của cuộc đời, nhìn nhận giá trị bản thân thông qua phương pháp trị liệu Dignity Therapy.

song-het-minh-cho-ngay-hom-nay-7

Người ta thường nói: “Mọi sự cố gắng đều được đền đáp xứng đáng”. Cuộc sống không phải lúc nào cũng vậy, khi đã đủ mọi thứ nhưng kết quả không như ý muốn càng làm cho con người hụt hẫng, dằn vặt nhiều hơn. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, mặc dù không đạt được kết quả tốt đẹp nhưng việc bạn “đã cố gắng” là thật và sự thật đó sẽ tồn tại mãi mãi cùng năm tháng.

Chương IIICHO DÙ PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT HÃY LUÔN GIỮ MỤ CƯỜI TRÊN MÔI

Còn sống, con người càng phải chịu muôn vàn đau khổ. Nhưng càng đi qua bao thăng trầm, chiêm nghiệm bao cay đắng những “tấm tơ” mong manh ngày nào trở nêm cứng rắn, mạnh mẽ và hiểu biết hơn. Đau khổ là cảm giác sinh ra từ sự kỳ vọng và thực tại. Đừng ước mơ quá viển vông, xa vời hiện thực để rồi nhận lại càng nhiều hụt hẫng đắng cay. Pierre Teilhard De Chardin từng nhận xét: “Cuộc đời đôi khi giống như anh đang nhìn một bức tranh thêu hoàn hảo từ mặt trái”.

song-het-minh-cho-ngay-hom-nay-8

Sự bình yên trong tâm hồn chỉ có được khi bạn muốn hạnh phúc đến với người khác. Khi theo đuổi hạnh phúc, ta thường theo đuổi những thứ thấy đước bằng mắt, vẻ bề ngoài hào nhoáng, tiền bạc, danh tiếng, địa vị,.. Nhưng hạnh phúc mà những thứ ấy mang lại đều có giới hạn. Nếu cạnh tranh với người khác ta sẽ nảy sinh nỗi lo sợ đánh mất những thứ đang có trong tay khiến thân không “nhàn” và tâm cũng chẳng “nhàn”. Tuy nhiên, mang lại niềm vui cho người khác, khi thực lòng mong người khác được hạnh phúc, sự sẻ chia và niềm hi vọng sẽ nảy mầm trong lòng bạn.

          “Tâm trạng con ngừi thường rất phức tạp. Đôi khi, nó là sự tổng hòa của  những cảm xúc trái chiề: yêu và hận, hạnh phúc và bi thương. Tuy luôn miệng nói   muốn ra sao tì ra, nhưng những điều càng quan trọng càng được vùi sâu trong tâm khảm”

Chương IVĐỜI THAY ĐỔI KHI BẠN BIẾT TRÂN TRỌNG MỖI NGÀY

Có thể hiện tại xung quanh chúng ta luôn có những người tốt, yêu thương mình. Nhưng bạn không biết rằng khi nào người ấy sẽ rời đi. Điều đó chẳng ai có thể biết trước được, vì nó thuộc về tương lai. Điều quan trọng là bạn phải biết sóng cho hiện tại, cố gắng thắt chặt các mối quan hệ. Một trong những đức tính con người cần và cần phải có là khiêm tốn. Nhưng khiêm tốn lại khác với “khách sáo” và “chịu đựng”. Như triết gia Miki Kiyoshi từng nói: “Bất an và hấp tấp thể hiện người kiêu ngạo, điềm tĩnh và hiền hòe thể hiện người khiêm tốn”

       Trong những khoảng trời tăm tối, có những nỗi niềm tâm sự mà ta chẳng thể nói cùng ai. Khi băn khoăn, u buồn hãy “tâm sự” với người đã khuất để bạn thấy rằng “mình không hề cô đơn”. Cùng với cách suy nghĩ “nếu là … thì…sẽ làm gì?” bạn sẽ sớm tìm được tia sáng hi vọng

song-het-minh-cho-ngay-hom-nay-9

Chúng ta không chọn cách mình được sinh ra, nhưng chúng ta được quyền chọn cách để sống và đón nhận hay san sẻ tình yêu của mình. Để rồi khi nằm xuống nhắm mắt xuôi tay không có nghĩa là ta biến mất khỏi cuộc đời này. Ta vẫn sống trong tâm trí những người mà mình yêu thương, những người yêu thương mình. Nếu như chết mà vẫn còn được mọi người nhớ đến, cầu nguyện hay hoài niệm thì dường như ta đã có một cuộc đời “trọn vẹn” rồi. Và con người ai cũng có mơ ước. Đó vừa là tự do là quyền lợi, bởi nếu tương lai không có ước mơ và hy vọng không thể sống trọn vẹn với hiện tại.

Bằng tình yêu và sự gắn bó với bệnh nhân của mình. Taketoshi Ozawa đã phần nào thấu hiểu được nỗi đau và nỗi lòng của các bệnh nhân giai đoạn cuối của cuộc đời. Bởi thế, những câu văn hay dẫn chứng của ông đều thuyết phục và truyền cảm hứng đến người đọc. Để phần nào đó, độc giả biết trân trọng những ngày sống của mình hơn, sống hết mình cho hiện tại hơn

Sống hết mình cho ngày hôm nay

Bạn đã đọc sách này chưa, ngay tên sách đã thấy đầy động lực và năng lượng rồi, hãy đọc và cho biết cảm nhận của Bạn ngay dưới bài viết này nhé.

Theo Sachnendoc.com

Add Comment