Nếu Tôi Biết Được Khi Còn 20 những bài học tuyệt vời dành cho bạn trẻ

Tuổi 20 là khoảng thời gian “rắc rối” nhất của con người. 20 tuổi, bạn không còn là một đứa trẻ vô lo vô nghĩ, nhưng cũng chẳng phải là một người lớn thực thụ. Người ta nói đó là cái tuổi “dở dở ương ương”, bạn chẳng biết được mình nên làm gì và phải làm như thế nào. Tuổi 20, không ít người mãi đắm chìm trong câu hỏi tôi cần làm gì, hay chênh vênh, mải mê tìm kiếm những thứ vô định trong cuộc sống. Thậm chí, nhiều bạn trẻ mang trong mình ước mơ nhưng không đủ can đảm bước đi. Vậy, làm cách nào để những năm của tuổi 20 trở nên ý nghĩa hơn? Cuốn sách Nếu tôi biết được khi còn 20 sẽ là kim chỉ nam giúp bạn trẻ thay đổi suy nghĩ ấy. Dưới đây là 10 bài học tâm đắc nhất mà tôi rút ra được từ cuốn sách, hy vọng nó có thể giúp bạn nghĩ khác đi và biến tuổi 20 trở thành mốc thời gian đáng nhớ nhất!

neu-toi-biet-duoc-khi-con-20-0

Đặt mua sách online

1. Mọi vấn đề đều có thể được xem như những cơ hội và chúng ta có thể giải quyết nó bằng sự sáng tạo.

Bạn sẽ làm gì để kiếm được tiền khi tất cả những gì bạn có chỉ là 5 đôla và 2 giờ đồng hồ? Đi Las Vegas, mua vé số hay mở quầy bán nước? Cũng khá thú vị đấy chứ. Nhưng làm như vậy bạn có dám chắc mình có thể giàu lên với cách tiếp cận vấn đề giản đơn ấy? Tất nhiên câu trả lời sẽ là không! Đó là một trong số những bài tập rất hay mà tiến sĩ Tina Seelig đưa ra cho học viên của mình. Bài học này nhằm cho chúng ta thấy rằng, trong cuộc sống có những điều dường như trái ngược với những gì chúng ta từng nghĩ. Thứ nhất, cơ hội luôn có rất nhiều trong cuộc sống. Ở bất kì thời điểm nào và bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể nhìn quanh và tìm ra những vấn đề cần giải quyết. Thứ hai, dù cho vấn đề có lớn hay nhỏ thế nào đi chăng nữa thì vẫn có những cách thức sáng tạo để giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng những nguồn lực có sẵn của bạn. Thứ ba, chúng ta vẫn thường đóng khung vấn đề một cách quá cứng nhắc. Hãy xem xét vấn đề bạn gặp phải trên một khía cạnh rộng hơn. Khi thoát khỏi những suy nghĩ thông thường, bạn sẽ thấy một thế giới rộng lớn hơn với rất nhiều cơ hội đang mở ra trước mắt mình.

neu-toi-biet-duoc-khi-con-20-1

Đặt mua sách online

Ở trường học, sinh viên phải chăm chú lắng nghe giáo viên giảng bài, phải vượt qua những kì thi bằng cách điền vào một đáp án đúng duy nhất trên phiếu trả lời trắc nghiệm, và họ được dẫn đường bởi những nhà giáo dục xuất sắc. Thế nhưng, khi ra ngoài cuộc sống thì đồng nghĩa với việc bạn đã bước vào một kì thi mở. Ở đó, bạn có thể tận dụng tất cả những nguồn lực vô hạn để giải quyết vấn đề của mình. Điều quan trọng hơn, thất bại của bạn vẫn có thể được chấp nhận. Thất bại chính là một phần quan trọng trong tiến trình học hỏi cuộc sống của mỗi con người. Người trẻ chúng ta cần có trách nhiệm chọn cho mình một hướng đi riêng. Tất nhiên có thể lúc đầu đó chưa phải là hướng đi đúng. Có dám bước đi, bạn mới có thể xác định đúng con đường mình cần chọn.

2. Để giải quyết bất kì một vấn đề nào, điều đầu tiên chúng ta phải có thái độ rằng, vấn đề đó có thể giải quyết được.

Vấn đề ở khắp mọi nơi chờ đợi những ai sẵn sàng tìm ra các giải pháp mang tính sáng tạo. Vậy tại sao chúng ta không tập trung vào những cơ hội xung quanh mình và nắm bắt chúng? Chúng ta lo sợ rằng mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta cảm thấy thoải mái hơn khi khóa chặt mình trong vai trò đủ tốt hơn là tìm kiếm những điều mới mẻ, chúng ta bước những bước nhỏ và thận trọng. Vì thế chúng ta chẳng thể nào tiến được xa hơn. Thay vì thế, tại sao bạn không xem khó khăn ấy chính là những cơ hội trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi ngày trôi qua, chúng ta đều có thể thử thách chính mình. Có thể đơn giản chỉ là quyết tâm ngủ trước 11h, dậy sớm hơn một chút, lướt Facebook, tán gẫu ít đi một chút,… Thay vì chú tâm vào những chuyện vô bổ, hãy quan sát thế giới xung quanh mình với nhiều lăng kính khác, để rồi qua những lăng kính đó, chúng ta có thể hiểu được vấn đề với luồng ánh sáng mới. Càng sẵn sàng đối diện với vấn đề bao nhiêu thì chúng ta càng tự tin và thuần thục bấy nhiêu trong việc giải quyết chúng. Hơn thế nữa, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn nhận những cơ hội mới đến với mình. Thái độ chính là yếu tố quyết định lớn nhất cho những gì chúng ta có thể đạt được. Luôn nghĩ tích cực rằng mọi vấn đề đều có thể giải quyết được, bạn sẽ dễ dàng đối mặt với mọi thứ. Khi bạn càng có kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề thì bạn cũng cảm thấy tự tin rằng bạn có thể tìm ra giải pháp.

3. Chẳng có ý tưởng nào là dở cả, điều quan trọng là bạn hãy thoát ra khỏi những nguyên tắc và dám nghĩ lớn.

Chúng ta thường suy nghĩ rằng, chỉ có những ý tưởng khả thi mới có giá trị. Bởi vậy mà ta mặc nhiên loại bỏ những ý tưởng thoạt nghe có vẻ điên rồ. Trên thực tế, hầu hết các ý tưởng dù ban đầu có vẻ ngớ ngẩn và ngốc nghếch thế nào đi chăng nữa thì nó vẫn mang trong mình một hạt giống tiềm năng. Điều này cho thấy rằng việc đánh giá chính xác một ý tưởng hay hay dở không hoàn toàn đúng đắn. Một ý tưởng có thể rất tệ đối với người này nhưng lại có thể là nguồn cảm hứng sáng tạo vô cùng to lớn với người kia. Ban đầu, chúng có thể khó thực hiện, nhưng nếu được chỉnh sửa đôi chút, chúng có thể trở thành những giải pháp tuyệt hảo mang tính khả thi trên thực tế. Để những ý tưởng trở nên hiệu quả, bạn phải đặt ra những nguyên tắc nền tảng ngay từ đầu và liên tục củng cố chúng. Nhưng không phải cứ gọi là nguyên tắc thì bao giờ cũng đúng. Số đông mọi người sẽ chấp nhận những quy tắc ấy, còn những người khác thì không. Họ phá vỡ những quy tắc và tạo ra những điều mới mẻ. Họ biết rằng vẫn có những cách sáng tạo để đi vòng qua những quy tắc, nhảy qua các rào chắn truyền thống và đạt đến mục tiêu bằng một con đường khác nhanh hơn và ngắn hơn. Việc đặt ra nghi vấn về các quy tắc trên suốt con đường chúng ta đi sẽ giúp bạn bứt phá và tạo nên thành công lớn hơn cả mong đợi của bạn.

neu-toi-biet-duoc-khi-con-20-2 

Đặt mua sách online

4. Thế giới được chia thành hai nhóm: những người đợi sự cho phép hay ủng hộ của người khác để làm điều mình muốn, và những người tự trao cho mình quyền đó. Bạn thuộc nhóm nào?

Thời đi học, có bao giờ bạn tự bổ nhiệm mình lên những vị trí trong ban cán sự lớp chưa? Đến khi đi làm, bạn có lần nào tự bổ nhiệm mình lên vai trò lãnh đạo? Không phải là không có nhưng rất ít người làm như vậy. Đơn giản bởi họ nghĩ rằng, sẽ tốt hơn hết nếu ai đó đề cử mình và thế là họ cứ điềm nhiên chờ đợi điều đó. Một số người như thế thường ngồi đợi động lực bên ngoài đẩy họ đi trong khi một số khác lại nhìn vào bên trong để tìm kiếm động lực. Có phải chính bạn đang chờ đợi cơ hội đến với mình? Chẳng có cơ hội nào tự đến đâu nếu bạn không bắt lấy chúng. Cơ hội trao đều cho tất cả mọi người nhưng nó không sẵn trong tay mà đòi hỏi chúng ta phải biết nắm lấy thời cơ. Bạn cầu nguyện mình trúng vé số nhưng cả cuộc đời bạn chẳng mua lấy một tấm vé thì bạn có thể trúng số được không? Nói như vậy để thấy rằng, có vô số miếng vàng cơ hội nằm trên mặt đất đang chờ ai đó nhặt lên. Hãy chớp lấy cơ hội thay vì đợi người khác trao chúng cho mình. Những người thành công là những người tự đem thành công đến với họ. Nếu bạn muốn làm nhà lãnh đạo, hãy đảm nhận vai trò đó. Bạn chỉ cần tự cho phép mình làm điều đó. Hãy nhìn quanh tìm kiếm các lỗ hổng trong tổ chức của bạn, yêu cầu những gì bạn muốn, tìm cách vận dụng các kỹ năng và kinh nghiệm của mình, sẵn sàng bước những bước đầu tiên và vượt ra khỏi những gì bạn đã làm trước đó. Luôn luôn có những cơ hội chờ đợi để được bạn khai phá. Thay vì đợi người khác yêu cầu và thấp thỏm chờ một cơ hội, hãy nắm lấy nó. Tất cả đòi hỏi ở bạn thái độ làm việc chăm chỉ, lòng nhiệt huyết, và nỗ lực vươn lên.

neu-toi-biet-duoc-khi-con-20-35. Mỗi lần thất bại là một lần bạn nhìn lại rút ra kinh nghiệm để rồi từ đó vươn lên.

Lần đầu tiên tập đi, bạn có vấp ngã không? Lần đầu tập xe, bạn cũng phải chịu những cú ngã đau điếng người chứ? Chúng ta không thể mong chờ ai đó hay chính mình hoàn thành mĩ mãn nhiệm vụ ngay trong lần đầu tiên. Ở mức độ căn bản nhất định thì toàn bộ việc học hỏi của chúng ta đều đi lên từ thất bại. Về bản chất, hầu hết con đường mà chúng ta đang đi đều có đầy rẫy những thất bại lớn nhỏ. Chìa khóa ở đây là khả năng phục hồi sau những thất bại. Thất bại chẳng vui chút nào. Không ai muốn thất bại đến với mình. Chúng ta vui nhiều hơn khi nói về thành công. Nhưng hãy nhớ rằng, thất bại có thể là cơ hội tuyệt vời đang bị che đậy. Thất bại buộc chúng ta phải đánh giá lại mục tiêu và ưu tiên của mình và thường đẩy chúng ta tiến về phía trước nhiều hơn so với những thành công liên tục. Nếu bạn thực sự gặp rủi ro và thất bại, hãy nhớ rằng, bản thân bạn không phải là thất bại. Thất bại là thứ bên ngoài. Cách nhìn này sẽ cho phép bạn đứng dậy và thử lại lần nữa. Thất bại có thể là do ý tưởng của bạn còn nghèo nàn, bạn không đủ thời gian để thực hiện, hoặc bạn không thể có các nguồn lực thành công. Nếu bạn chưa từng nếm trải thất bại một lúc nào đó thì bạn đã chưa đủ liều mình để xông pha vào những việc khó khăn.

6. Nghề nghiệp phù hợp nhất khi bạn xác định được giao điểm giữa kỹ năng, niềm đam mê và thị trường, đồng thời hãy thường xuyên đánh giá lại vị trí nơi bạn đang đứng.

neu-toi-biet-duoc-khi-con-20-4

Đặt mua sách online

Có bao nhiều người nói với bạn rằng, chìa khóa để thành công chính là theo đuổi đam mê của mình? Chắc chắn sẽ có rất nhiều người nói với bạn như vậy. Thật dễ để trao lời khuyên đó cho những ai đang phải vật lộn để tìm ra đường đi trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, lời khuyên đó thực sự quá đơn giản và có khi gây ngộ nhận. Niềm đam mê chỉ là khởi đầu. Bạn cũng cần biết tài năng của mình là gì và thế giới đánh giá về chúng như thế nào. Giao điểm tuyệt vời nhất là khi mà niềm đam mê và các kỹ năng của bạn trùng nhau đồng thời trùng với nhu cầu thị trường. Nếu bạn có thể tìm thấy giao điểm đó thì chính bạn đang làm phong phú thêm cuộc sống của bạn thay vì chỉ cung cấp các nguồn lực tài chính cho phép bạn tận hưởng cuộc sống sau những ngày làm việc mệt mỏi. Trên những bước đường nghề nghiệp của mình, bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng khi thường xuyên đánh giá lại vị trí bạn đang đứng và nơi bạn đi. Làm như vậy cho phép bạn điều chỉnh trên từng chặng đường một theo kế hoạch hay những cơ hội tuyệt vời phát sinh.

7. Đừng lúc nào cũng chỉ biết trông đợi sự may mắn, hãy chăm chỉ và nỗ lực hết mình để tự đưa mình vào vị trí bạn muốn.

Càng chăm chỉ làm việc thì bạn sẽ có được càng nhiều may mắn. Ngay cả khi xác suất thành công thấp và sự cạnh tranh cao, bạn vẫn có thể tối đa hóa cơ hội của mình bằng cách chuẩn bị tốt cả về vật chất, trí tuệ và tình cảm. Những người may mắn tận dụng triệt để những cơ hội đến với mình. Thay vì bước trên đường đời với một hành trình cứng nhắc, họ không ngừng lưu tâm đến những gì đang xảy ra xung quanh mình, và do đó có thể nhận ra các giá trị lớn hơn trong từng tình huống. không có gì đáng ngạc nhiên khi những người may mắn thường hướng ngoại. Họ giao tiếp bằng mắt và cười thường xuyên hơn, tạo ra những cuộc gặp gỡ tích cực và phóng khoáng hơn. Những hành động đó có thể mở cửa cho bạn tiếp xúc với nhiều cơ hội hơn. Những người may mắn có xu hướng lạc quan và mong đợi những điều tốt đẹp xảy ra với họ. Điều này trở thành một lời tiên tri tự hoàn thành, vì ngay cả khi mọi thứ không diễn ra như mong đợi, những người may mắn có thể tìm cách lấy ra kết quả tích cực từ những tình huống xấu nhất. Thái độ của họ ảnh tới những người xung quanh họ, và giúp biến những tình huống tiêu cực thành những trải nghiệm tích cực. Tóm lại may mắn sẽ đến với bạn khi bạn luôn để ý quan sát xung quanh, cởi mở, thân thiện và lạc quan. Hãy tự tạo may mắn cho mình bằng cách làm việc chăm chỉ và tập trung vào mục tiêu bạn đã đề ra nhé!

 neu-toi-biet-duoc-khi-con-20-5

8. Danh tiếng là tài sản giá trị nhất của bạn, nên hãy bảo vệ nó thật tốt

Theo tác giả, chúng ta có hoàn toàn có thể nghĩ rằng thế giới này quanh đi quẩn lại chỉ có 50 người. Tất nhiên đó không phải theo nghĩa đen. Nhưng cuộc sống thường cho chúng ta cảm giác như vậy vì chúng ta rất dễ gặp lại những người bạn biết, hoặc cả những người biết những người bạn biết. Những người ngồi bên cạnh bạn có thể trở thành sếp của bạn, nhân viên của bạn, khách hàng của bạn thậm chí cả em dâu của bạn. Chẳng hạn như khi bạn đi phỏng vấn, rất có thể người đang phỏng vấn sẽ biết một số người mà bạn quen. Cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp và bạn dường như là người phù hợp nhất cho vị trí này. Trong suốt cuộc gặp, nhà tuyển dụng nhìn hồ sơ của bạn và biết rằng bạn là việc cho một người bạn cũ của cô ấy. Sau cuộc phỏng vấn cô gọi ngay cho bạn mình để hỏi thăm. Nhận xét của người bạn kia về quá khứ của bạn có thể là con dấu đóng lên hợp đồng nhưng cũng có thể hất bạn ngã chổng vó. Danh tiếng sẽ đi trước bạn khắp mọi nơi. Nếu bạn có một danh tiếng tuyệt vời thì quá tốt nhưng nếu bạn chỉ toàn tai tiếng thì thật chẳng hay ho gì. Nói như vậy để thấy rằng, danh tiếng thực sự rất quan trọng, cho nên hãy bảo vệ nó thật tốt.

9. Đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội nào để trở nên xuất sắc!

Thật dễ dàng khi chỉ cần đạt được mức kỳ vọng người khác đặt ra cho bạn và biết chính xác những gì bạn sẽ nhận được trở lại. Nhưng điều xuất sắc sẽ xảy ra khi bạn chịu gỡ bỏ giới hạn trên đầu mình. Có một động lực rất lớn bên trong ta muốn chúng ta bật tung giới hạn để bứt phá và tạo ra những thành tựu đáng kể. Trở nên xuất sắc nghĩa là quyết định đi xa hơn những gì được mong đợi ở bạn và vào tất cả mọi thời điểm. Nếu bạn đang làm điều gì đó chỉ để đáp ứng vừa đủ một kỳ vọng thì bạn đang tự lừa dối chính mình. Càng ngày, số lượng cơ hội bị bỏ lỡ càng tăng lên đáng kể. Bạn nghĩ mình không đủ năng lực để làm một thứ gì đó. Thực ra chính bạn đang kiếm cớ để che đậy cho một thực tế là bạn không nỗ lực hết sức. Đến trễ, không làm bài tập, thi trượt,… với những hành động như vậy bạn có thể nghĩ ra vô số lí do để biện minh cho mình, nó dễ dàng được xã hội chấp nhận. Nhưng nếu thực sự muốn đạt được thành quả thì bạn sẽ tìm cách để khiến nó xảy ra. Cần phải chấp nhận thực tế rằng, điều bạn muốn đạt được hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Hãy cho nó một mức ưu tiên cao hơn những điều khác và bạn hoàn toàn có thể thực hiện tốt và trở nên xuất sắc.

10. Tất cả chỉ tóm gọn lại trong câu nói: “Hãy cho phép chính bạn!”

Chúng ta có quyền của riêng mình: quyền được thử nghiệm, quyền thất bại và quyền được thử lại lần nữa. Tất cả những gì chúng ta phải công nhận là chúng ta đều có quyền đó – chúng ta được phép trao những quyền này cho mình chứ không phải bất kì một tác nhân bên ngoài nào khác. Bạn hãy cho phép mình thách thức với những giả định, nhìn thế giới bằng đôi mắt mới mẻ, thử nghiệm, thất bại, vạch ra con đường đi của riêng bạn và thử thách các giới hạn khả năng của bạn. Hãy loại bỏ những “kẻ níu áo” (jacket puller), những kẻ đang cố gắng níu bạn xuống và tự mình vươn tới thành công.

Lời kết:

Giới hạn của bạn chính là những thứ bạn tự đặt ra cho mình chứ thực tế thì chẳng có giới hạn nào cả. Bạn hãy tự mình thoát ra khỏi chiếc vỏ bọc an toàn của bản thân, sẵn sàng chấp nhận thất bại, học các xem nhẹ những khó khăn, nắm bắt mọi cơ hội để trở nên xuất sắc. Điều này sẽ làm cuộc sống của bạn trở nên sóng gió hơn nhiều đấy. Nhưng không sao cả, chúng sẽ đưa bạn đến với những điều bạn chẳng thể ngờ tới. Trên hết, chúng giúp bạn tự tin rằng, mọi vấn đề đều có thể được giải quyết.

Đặt mua sách online

Theo Bookademy / Ybox.vn

Add Comment