Vài nét về tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi

Nhắc đến những tác phẩm văn học in đậm trong lòng người dân Việt Nam, đặc biệt là người con Nam Bộ không thể thiếu “Đất rừng phương Nam. Tiểu thuyết là một minh chứng và là một tài liệu đắt giá, thể hiện rõ ràng thời kỳ chống quân xâm lược Pháp của vùng Nam Bộ. Được chắp bút bởi nhà văn Đoàn Giỏi năm 1957, đến nay tác phẩm vẫn được giữ nguyên vẹn và đưa vào chương trình giáo dục.

Xem thêm:

Nhà văn Đoàn Giỏi – cha đẻ của “Đất rừng phương Nam”

Đoàn Giỏi (17/05/1925 – 02/04/1989) là một nhà văn sinh sống và làm việc trong thời kỳ chống thực dân Pháp đô hộ ở Việt Nam. Ông là Hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957, cùng thời điểm sáng tác ra “Đất rừng phương Nam”. Bút danh ông sử dụng trong những bài báo, tác phẩm văn học của mình là Huyền Tư, Nguyễn Phú Lễ, Nguyễn Hoài. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông có Đường về gia hương (1948), Cá bống mú (1956),…

dat-rung-phuong-nam-doan-gioi-nha-van-doan-gioi

Nhà văn Đoàn Giỏi – Tác giả truyện Đất rừng phương nam

Đoàn Giỏi sinh ra và lớn lên ở xã Tân Hiệp, Châu Thành, Mỹ Tho nay thuộc tỉnh Tiền Giang. Ông là một trong những nhà văn có xuất thân giàu sang nhất thời bấy giờ khi gia đình sở hữu hàng trăm mẫu đất với ngôi nhà khang trang, kiên cố. Khi chính quyền nước ta dần được thành hình và cần sự ủng hộ, gia đình Đoàn Giỏi đã hiến toàn bộ tài sản để gây dựng đất nước.

Khởi điểm của Đoàn Giỏi là sinh viên của trường Mỹ Thuật Gia Định. Năm 1940, ông trở thành một người lính và làm trong ngành thông tin, an ninh, văn nghệ tại Rạch Giá. Đến năm 1954, ông tập kết ra Bắc và viết báo, trở thành một nhà văn viết các tác phẩm tái hiện cuộc sống của dân tộc trong thời kỳ chống giặc cứu nước. Khi trở lại Thành phố Hồ Chí Minh sau khi đất nước hòa bình, ông mất vì bệnh ung thư vào năm 1989.

Hoàn cảnh ra đời của tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”

Khi Đoàn Giỏi đang công tác tại Đài Tiếng Nói Việt Nam, ông được đặt hàng cung cấp tác phẩm về cuộc sống kháng chiến của người dân Nam Bộ. “Đất rừng phương Nam” được ông hoàn thành trong vòng một tháng và chính thức ra mắt cùng thời điểm Nhà xuất bản Kim Đồng thành lập. Tác phẩm gồm 20 chương, được viết theo ngôi thứ nhất dưới lời kể của nhân vật chính – cậu bé An. Năm 1997, “Đất rừng phương Nam” được chuyển thể thành phim truyền hình.

dat-rung-phuong-nam-doan-gioi-2

Trang bìa sách “Đất rừng phương Nam”

Vốn dĩ, “Đất rừng phương Nam” sẽ được hoàn thành vào tháng 4/1957 theo đơn đặt hàng và thời gian viết là 4 tháng. Tuy nhiên, cảm hứng của tác giả chỉ đến khi vào tháng 5/1957, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng hối thúc Đoàn Giỏi. Sau đó, ông đã chính thức chắp bút và hoàn thành tác phẩm trong thời gian ngắn đến bất ngờ. Vậy nhưng, giá trị mà tiểu thuyết này mang đến không thể phủ nhận.

Những gì người đọc cảm nhận được chỉ qua vài trang sách đầu tiên của “Đất rừng phương Nam” là sự mộc mạc và giản dị. Dưới lời kể của nhân vật chính, bối cảnh về một cuộc sống chẳng hề yên bình của người dân Nam Bộ được hiện ra vô cùng chân thực và đầy tiếc thương. Cuộc kháng chiến với thực dân Pháp được xác định trường kỳ, bà con nơi đây đã phải trải qua rất nhiều khó khăn. Để rồi, lý tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã dẫn dắt dân ta đi đến thắng lợi.

Tóm tắt nội dung của tác phẩm “Đất rừng phương Nam”

Câu chuyện kể về cuộc sống của người dân trong vùng đất Kiên Giang, Rạch Giá, kéo dài đến rừng U Minh, sông Năm Căn, Cà Mau. Nhân vật chính là cậu bé An sinh ra trong một gia đình khá giả, sau ngày độc lập vào năm 1945. Tuy nhiên, những ngày tháng yên bình không kéo dài được bao lâu thì thực dân Pháp quay trở lại. An cùng gia đình phải chuyển đến nơi khác, tuy nhiên chỗ ở không cố định. Dù vậy, An vẫn có nhiều bạn bè và cuộc sống vui vẻ.

dat-rung-phuong-nam-doan-gioi-3

Rừng U Minh – một bối cảnh trong truyện 

Trong một lần giặc đánh bất ngờ, An vì mải chơi mà lạc mất cha mẹ, từ đó trở thành đứa bé lang thang. Thương cho số phận đứa trẻ, Dì Tư Béo – chỉ một quán ăn đã cưu mang và nhận cậu làm giúp việc. Tại đây, An quen được nhiều người, trong đó có vợ chồng Tư Mắm là Việt gian. Khi bị phát hiện, chúng đốt quán Dì Tư và bỏ đi, An không theo dì lên Thới Bình mà ở lại. Cậu gặp lại cha con ông lão bán rắn lúc còn làm ở quán và được nhận làm con nuôi, học nhiều điều hay.

Sau này, ở rừng U Minh, An được gặp chú Võ Tòng trong lời kể của mọi người, được chứng kiến chú giết tên Việt gian định mua chuộc ông Ba Ngù. Tiếc thay,  chú bị mụ Tư Mắm chỉ điểm cho giặc bắn chết, ông Ba Ngù đã trả thù cho chú. Khi giặc tràn vào đông hơn, An cùng mọi người phải di chuyển đến nhiều nơi khác và dừng chân tại Cà Mau. An gặp lại Dì Tư Béo và theo chân các anh du kích đi đánh giặc.

“Đất rừng phương Nam” là tác phẩm văn học thể hiện rõ con đường cách mạng đúng đắn của Đảng, đồng thời tái hiện cuộc sống dưới thời chiến tại Nam Bộ. Nếu có cơ hội, bạn nhất định phải thưởng thức tiểu thuyết này một lần để cảm nhận nét tinh túy trong lời văn, lối dẫn dắt tài tình của tác giả Đoàn Giỏi. Chúc bạn có những giây phút bổ ích với tác phẩm nổi tiếng đầy tình người này.

Add Comment