Các xu hướng thiết kế Website tiêu biểu từ 2007 đến nay

Dưới đây là các xu hướng thiết kế website tiêu biểu kể từ 2007 đến nay, được phân chia theo 4 mảng đánh giá chính:

(trong trường hợp bạn muốn thử đánh giá website của mình theo các tiêu chí thiết kế của 2015, có thể thử Website Grader)

1)  Thiết kế

Thiết kế website đã có những bước phát triển vượt bậc trong 8 năm qua. Lúc 2007, nhiều website vẫn còn dùng kiểu bảng biểu cột-hàng để lên layout, và lúc này flash cùng các hiệu ứng 3D vẫn còn rất được chuộng. Website lúc ấy gần như bắt buộc phải là một mớ chồng chéo đủ thứ hình ảnh, link, text … Site nào không phức tạp thì cũng coi như là một sự công kích vào người xem.

Đến nay, 2015, những site được xếp vào hàng đỉnh đều được thiết kế với triết lý tối giản, “phẳng” với giao diện nhiều tầng, đa năng và hướng về trải nghiệm người dùng nhiều hơn. Theo thống kê của Kissmetrics, 40% user sẽ không ghé lại một website có UX không tốt và 50% doanh số sẽ mất do cấu trúc và điều hướng trong site quá tệ.

Có thể so lại hai phiên bản 2007 và 2015 của website hãng hàng không Ryanair để thấy được sự thay đổi  này. Website của hãng thời 2007 được nhồi vào đủ thứ, với background vàng lợ và điều hướng dày đặc.

Phiên bản 2015 thì lại là ví dụ điển hình của phong cách tối giản. Site được dựng lên với những đường phân cách rõ ràng, điều hướng đơn giản cùng cách phối màu đồng nhất hơn. UX được cải thiện rõ rệt đã  đóng góp cho 25% tăng trưởng lợi nhuận hàng quý.

2)   Tính năng

Khởi đầu, các website chỉ được nghĩ đến đơn giản là tấm danh thiếp online của các doanh nghiệp, vì thế nội dung hầu như chỉ có các thông tin dạng text căn bản. Tuy nhiên, càng ngày các tính năng của website càng được đầu tư phát triển phong phú để đáp ứng nhu cầu đặt hàng và sử dụng dịch vụ online.

Vào 2007, chỉ 3.2% doanh số được đem về từ kênh online. Ngày nay con số đã tăng lên hơn gấp đôi: 7%. Thêm vào đó, khách hàng ngày các mong muốn được hỗ trợ online, như thông qua live chat hoặc xem các nội dung hỗ trợ dạng video.

Càng nhiều tính năng được phát triển, chúng ta lại càng phải chú ý hơn về khả năng vận hành của website: tính năng chạy có trơn tru không? Website chạy có nhanh không? … Một website dù nhiều tính năng mà vận hành kém là một trong những nguyên nhân khiến khách hàng bỏ đi, đơn hàng không được thực hiện.

Một ông lớn mạng điện thoại như Vodafone cũng từng có một website với rất ít tính năng:

Còn hôm nay, website của họ có rất nhiều tính năng xoay quanh sản phẩm-dịch vụ online. User có thể đặt mua điện thoại và các gói dịch vụ dễ dàng qua site. Đồng thời Vodafone cũng chú ý tối ưu khả năng vận hành của site để đem lại ux tốt nhất.

3)  Mobile Responsive

Trước khi iPhone ra đời, tối ưu hiển thị cho các thiết bị di động chưa bao giờ là một vấn đề được ưu tiên của các web designer.

Còn hôm nay, khi 50% người dùng trưởng thành sở hữu ít nhất 1 chiếc smartphone và sử dụng nó thường xuyên cho các công việc hàng ngày, thì bạn cần phải chắc rằng website của mình có thể chạy tốt trên bất kỳ một nền tảng thiết bị nào, kể cả là điện thoại, mới có thể tiếp cận hiệu khách hàng hiệu quả.

(Theo số liệu của comScore, khoảng 29% lượt tìm kiếm thông tin được thực hiện qua thiết bị di động. Google cũng có thống kê cho thấy 75% lượt tìm kiếm sẽ đem lại 1 conversion)

CNN là một ví dụ cho những đơn vị dẫn đầu về tối ưu hóa mobile UX. Bất kể là bạn xem CNN trên thiết bị nào, trình duyệt nào, bạn cũng có thể xem và sử dụng site thoải mái.

Desktop

Mobile

4)  Cá nhân hóa

Trong những năm gần đây, một xu hướng mới đã thay thế cách thiết kế trải nghiệm đó: cá nhân hóa. Mỗi website sẽ thay đổi nội dung tùy theo độc giả là ai, thiết bị mà họ dùng là gì, tương tác với site trong quá khứ là gì, họ đang ở đâu …

Trước đây, các doanh nghiệp thường chỉ có một giao diện duy nhất để cho toàn bộ user của mình trải nghiệm.

Thực tế chứng minh việc cá nhân hóa thực sự đem lại hiệu quả. HubSpot sau khi tiến hành nghiên cứu 93,000 thông điệp call-to-action trong 12 tháng đã chỉ ra rằng những CTA hướng đối tượng đem lại nhiều hơn 42% lượt đăng ký so với những CTA đại trà. Thêm vào đó, một cuộc khảo sát khác của Monetate cho thấy web cá nhân hóa đem lại thêm 19% doanh thu so với các site không được cá nhân hóa.

Netflix là một trường hợp kinh điển trong việc thực hiện cá nhân hóa. Đơn vị cung cấp dịch vụ stream nội dung video đã trở thành một hiện tượng phát triển trong những năm gần đây. Site cung cấp các nội dung khác nhau tùy theo chương trình mà họ đã xem trước đó, khiến thời gian sử dụng site của user càng nhiều hơn. Nhìn vậy, chứ vào 2007 tính năng cá nhân hóa còn chưa được họ nghĩ tới.

Đến 2015, Netflix đã có 62 triệu user trên khắp 50 quốc gia, và tiếp tục tăng trưởng với tốc độ lớn. Cá nhân hóa giờ đã trở thành yếu tố cốt lõi để Netflix cung cấp dịch vụ của mình, cũng là yếu tố thành công chủ chốt của công ty.

Xem thêm:

Add Comment