7 checklist quan trọng trong việc đánh giá một Startup

7 checklist quan trọng trong việc đánh giá một Startup:

checklist-danh-gia-startup-tai-viet-nam

1/ Product-Market Fit: Sản phẩm phù hợp với thị trường ー Liệu người dùng mục tiêu có thực sự muốn sản phẩm của bạn?

• Tỉ lệ khách hàng quay trở lại sử dụng cao

• Tỉ lệ tăng trưởng người dùng theo tháng và năm cao

• Sản phẩm của bạn vượt trội hơn 10 lần các sản phẩm thay thế khác trên thị trường.

• Nhận được phản hồi tích cực từ người dùng

• Người dùng sẵn sàng trả tiền cho dịch vụ của bạn

2/ Thị trường tiềm năng — Liệu có nhiều người thực sự muốn sản phẩm của bạn?

• Một tập lớn khách hàng bị “bỏ quên” không được phục vụ trong thị trường đó

• Mong muốn trả tiền cao để có sản phẩm/ dịch vụ của bạn

• Khách hàng đang thực sự khổ sở với vấn đề mà bạn muốn giải quyết

• Liệu trong thị trường này có cơ hội có được doanh thu $1B/ năm không?

(P/s: doanh thu 1 tỉ đô này là thước đo tham vọng ở quy mô thị trường toàn cầu, với startup ở Việt Nam mình thì có thể thực tế hơn với tham vọng đạt doanh thu 100 triệu đô) . Nếu thị trường ban đầu nhỏ, thì nhìn sang các thị trường liền kề và mở rộng nó.

3/ Tại sao là bây giờ ー Điều gì đã thay đổi khiến sản phẩm của bạn phù hợp lúc này?

• Đã có một sự thay đổi tiến bộ trong công nghệ giúp giải quyết vấn đề trong thị trường mục tiêu hiệu quả hơn bất cứ sản phẩm thay thế khác nào.

• Đã có một sự thay đổi trong việc áp dụng và phổ cập công nghệ đó

• Đã có sự thay đổi tích cực trong quy chế và pháp luật chấp nhận sản phẩm của bạn.

• Đã có sự thay đổi trong nhận thức và niềm tin của người dùng sản phẩm.

• Khi bạn đã tìm ra một kênh phân phối sản phẩm tới tay người dùng hiệu quả hơn

• Chi phí sản xuất sản phẩm đã giảm hoặc giá bán sản phẩm đã tăng đáng kể

4/ Kênh phân phối ー Bạn có thể giúp người dùng tìm đến sản phẩm một cách hiệu quả?

• Thước đo đánh giá cho sản phẩm của bạn đã tìm ra cách tiếp cận tới người dùng một cách hiệu quả:

• Có một chiến lược phát triển rõ ràng

• Có một chiến lược phát triển khác biệt

• Có cách tiếp cận đặc biệt tới tập khách hàng mục tiêu

• Có kênh phân phối mới khác với các kênh truyền thống

• Tỉ lệ LTV/CAC (Doanh thu vòng đời khách hàng / Chi phí có được khách hàng) cao

5. Team ー Đây có thực sự là đội ngũ phù hợp nhất xây dựng sản phẩm này?

• A+ founders: Những người sáng lập “hạng A+” về sự xuất sắc và ưu tú trong lĩnh vực đó

• Những người sáng lập am hiểu sâu sắc vấn đề của người dùng.

• Những người sáng lập có góc nhìn độc đáo về cơ hội tiềm năng lớn trong thị trường

• Những người sáng lập đã từng có kinh nghiệm làm việc hoặc hợp tác trược đó, để có đủ niềm tin và sự ăn ý kết hợp nhất định.

• Những người sáng lập có thể “move fast”, hành động nhanh, quyết liệt và hiệu quả

6. Moat: Lợi thế cạnh tranh ー Bạn có thể trở thành số một?

• Sản phẩm có hiệu ứng mạng (network effects: là việc gia tăng người dùng mới sử dụng sản phẩm của bạn sẽ làm gia tăng lợi ích cho những người dùng trước đó)

• Sản phẩm có tận dụng được tính quy mô kinh tế (economics of scale: là việc gia tăng sản lượng sẽ giúp tối ưu hoá chi phí sản xuất sản phẩm)

• Sản phẩm có chi phí chuyển đổi cao (switching costs: là chi phí chuyển đổi sang dịch vụ thay thế khác)

• Sản phầm tiềm năng trở thành thương hiệu mạnh, đứng đầu trong tâm trí người dùng

• Sản phẩm có nguồn cung độc quyền, khiến người dùng tìm đến bạn vì họ không thể tìm được ở nơi nào khác.

• Sản phẩm có công nghệ độc quyền, hay sáng chế đã đăng kí sở hữu trí tuệ

• Có quyền truy cập độc quyền (dữ liệu, tài khoản, bảo vệ người dùng theo quy định luật pháp)

7. Mô hình kinh doanhー Liệu nó có khiến startup của bạn đi nhanh và phát triển một cách hiệu quả, bền vững?

• Có biên lợi nhuận cao

• Chi phí có được người dùng (CAC) thấp, Giá trị và lợi nhuận trên mỗi một vòng đợi khách hàng (LTV) cao >>> Từ đó, hiệu suất tính trên đầu đơn vị (Unit economics = LTV – CAC > 0 ) là dương, giúp startup nhanh chóng tìm được điểm hoà vốn.

• Vòng sales tới khách hàng ngắn

• Có được dòng tiền cao

Trên đây là 7 Checklist quan trọng trong việc đánh giá một startup là tiềm năng, đúng và đầy đủ theo góc nhìn của cả nhà đầu tư và đội ngũ làm startup. Không có startup nào là hoàn hảo có đầy đủ hết tất cả mọi thứ luôn cùng một lúc, nhưng checklist này sẽ giúp chúng ta tập trung hơn vào việc hoàn thiện tất cả để hướng tới xây dựng startup phát triển đột phá và bền vững hơn.

Top 5 nhà sách nổi tiếng được yêu thích nhất tại Hà Nội

Entity là gì? Những câu hỏi thắc mắc về entity?

Làn sóng tẩy chay quảng cáo trên Facebook chưa có hồi kết

Nguồn: Hoang Kim Dung

Add Comment