30 lý do bạn không được tuyển dụng – Wendy Burbridge

Nếu bạn đang nản chí vì mình không được tuyển dụng hay đang chuẩn bị có một buổi phỏng vấn và chưa biết nên làm gì. Đừng lo lắng, các công cụ trong cuốn sách 30 lý do bạn không được tuyển dụng của tác giả Wendy Burbridge sẽ giúp bạn định hướng tầm nhìn, trao cho bạn mọi mánh khóe để giúp bạn thể hiện, trụ vững, và tiến tới vị trí lý tưởng. Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi sẽ chỉ đề cập tới những bước cần thiết nhất để bạn có một “diện mạo” xuất sắc cho lần ứng tuyển sắp tới.

30-ly-do-ban-khong-duoc-tuyen-dung-1

Sử dụng Linkedln

Linkedln là một ứng dụng được thiết kế đặc biệt mà bạn có thể sử dụng trong việc tìm kiếm việc làm và vị trí lý tưởng. Nó tuyệt vời đến độ sau đây là danh sách những điều bạn có thể làm trên Linkedln.

– Tạo ra lý lịch trực tuyến chuyên nghiệp

– Tìm kiếm các công ty trong lĩnh vực mình quan tâm

– Giúp nắm bắt những khuynh hướng hàng đầu trong nghề nghiệp

– Tìm hiểu nhà tuyển dụng

– Cách làm cho nhà tuyển dụng thấy bạn!

– Xin việc làm trong khu vực bạn sinh sống

– Theo dõi những người viết về các thông tin mà bạn quan tâm

Linkedln còn có hàng triệu công dụng nữa, và nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy sử dụng Google để tìm Lewis Howers, và đọc câu chuyện về cách ông đi từ túng quẫn thành triệu phú. Howers đã tạo ra công việc kinh doanh tuyệt vời cho bản thân bằng cách tận dụng tốt Linkedln để kết nối với những người có thể giúp ông phát triển kinh doanh.

Bạn không xem bản lý lịch như một công cụ tiếp thị hiệu quả

Nếu không xem lý lịch như một công cụ tiếp thị bản thân thì bạn đang lãng phí nó.

Một bản lý lịch cho người tuyển dụng, hoặc bất kì ai đọc nó biết các thông tin đặc thù về bạn. Nếu bạn được nhìn nhận là người có kỹ năng làm công việc đó, bạn phải chứng tỏ khả năng của mình với nhà tuyển dụng.

Sau đây là cách làm:

Bước 1: Xem lại bản mô tả công việc

Tất cả chúng ta từng thấy các bản mô tả công việc, các bài đăng, các mẫu quảng cáo trên Internet. Điều đầu tiên bạn cần làm khi nghiên cứu một vị trí mà bạn xem như công việc lý tưởng là chú ý tới ngôn từ. Những từ nào xuất hiện trong bài đăng nhiều lần? Giọng điệu của quảng cáo tìm người ra sao? Những kiến thức, kỹ năng, khả năng cần thiết để làm công việc đó là gì? Tất cả những thứ này đều là đầu mối cho bạn biết về vị trí tuyển dụng. Hãy in bản mô tả công việc và khoanh tròn những yếu tố quan trọng: những từ được lặp đi lặp lại, những chủ đề được nhắc nhiều lần.

Bước 2: Diễn dịch

Hãy sử dụng những từ khóa bạn tìm thấy ở bước một và diễn dịch chúng. Để giải thích, tôi sẽ trình bày một ví dụ.

Nhà tuyển dụng đưa tin: Giám sát và chịu trách nhiệm về: sự hài lòng của khách hàng, tiếp thị, dịch vụ ăn uống, các hoạt động, tuyển dụng, huấn luyện và quản lý nhân viên, duy trì và điều hành ngân sách đã duyệt.

Hàm ý của nhà tuyển dụng: Họ muốn người có khả năng điều hành mọi việc. Đây sẽ là một vị trí tuyển vời cho những ai từng làm quản lý tài sản và biết quản lý các hoạt động của một công ty cũng như tương tác với người khác, có phẩm chất thân thiện, lịch sự, sẵn lòng xắn tay áo lao vào khi mọi việc chưa hoàn thành. Họ yêu cầu bạn giỏi về tuyển dụng và huấn luyện nhân viên.

Bước 3: Kiểm tra bản lý lịch của bạn

Nếu nhận thấy công việc phù hợp với mình, bạn nên rà soát lại sơ yếu lý lịch và làm nổi bật những kinh nghiệm của bản thân. Đừng sử dụng những lý lịch cũ, hãy nghĩ về những điều công ty này tìm kiếm. Đừng chỉ nói về kinh nghiệm bán hàng, hãy đưa ra các con số cụ thể như bạn đã tạo ra doanh thu 1 triệu đô la trong quý 1 và hiện đang tang lên 35 triệu đô la cùng với những hợp đồng gia hạn tự động.

Không nên mặc trang phục gì?

Dưới đây là những lời khuyên để bạn để bạn cân nhắc khi chuẩn bị dự một cuộc phỏng vấn quan trọng.

Tìm hiểu văn hóa công ty: Dù là đàn ông hay phụ nữ, điều bạn cần nhớ là nên mặc trang phục sao cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và thích hợp cho cuộc phỏng vấn.

Xem xét vị trí ứng tuyển: Nếu bạn đang ứng tuyển cho một công việc đòi hỏi tính sáng tạo, thêm một vài kiểu cọ nho nhỏ vào trang phục là điều chấp nhận được, nhưng nên giới hạn ở việc tạo dấu ấn, đừng lạm dụng.

Đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng: Nếu bạn hoàn toàn không biết nên mặc gì trong buổi phỏng vấn, hãy liên hệ với bộ phận nhân sự hay người lên lịch phỏng vấn. Nếu công ty không có những thông tin về trang phục nên mặc khi dự phỏng vấn, đừng ngại hỏi họ. An toàn là trên hết. Nếu đã thử mọi cách mà không giúp ích gì được, bạn nên ăn mặc chỉn chu nhất có thể.

Ngôn ngữ cơ thể nói lên điều gì?

Khi sử dụng thuật ngữ bày tỏ, tôi ngụ ý rằng những lời bạn nói có thể đang hướng về một điều, nhưng cách bạn di chuyển thân thể, cử chỉ và dáng vẻ lại đang kể một câu chuyện khác. Lời khuyên cho việc đi dự phỏng vấn thường nhấn mạnh cách thức cũng như tầm quan trọng của cái bắt tay với sếp. Tôi muốn tiếp cận vấn đề này từ góc độ khác. Hãy nghĩ về điều sau: thử bắt tay với người khác và hỏi họ nghĩ gì.

Tôi sẽ cho bạn một số lời khuyên. Nhưng điều quan trọng trên hết là bạn đã chuẩn bị ra sao.

Tìm hiểu kỹ về công ty: bạn nên biết vài thông tin về công ty trước khi đi phỏng vấn. Nếu không, hãy vào trang web của công ty, tìm hiểu ai là người chủ chốt, đọc các báo cáo tài chính, rồi Google để tìm hiểu công ty. Bạn sẽ biết sự khác biệt giữa điều công ty tự nói và điều người tiêu dùng nói.

Đọc kỹ bản mô tả công việc: nghiên cứu kỹ những yêu cầu của công ty và đặt ra những câu hỏi về trách nhiệm liên quan tới vị trí này. Hãy nghĩ thấu đáo những điều sau:

· Bạn sẽ báo cáo cho ai?

· Công việc mỗi ngày ở vị trí này là gì?

· Thời gian hoàn thành ra sao?

· Công việc có đòi hỏi phải đi công tác không?

Xem video mẫu: xem video bài thuyết trình của người khác. Dù đang chuẩn bị cho một bài thuyết trình hay cuộc phỏng vấn thì bạn nên xem trước những bài thuyết trình truyền cảm hứng. Hãy chú ý đặc biệt tới dáng điệu, cử chỉ bàn tay, và cách họ di chuyển qua lại trên sân khấu. Chuyên gia tâm lý xã hội Amy Cuddy cho biết một bài thuyết trình hay phải vừa truyền cảm hứng vừa thể hiện sức mạnh lẫn tác động to lớn của ngôn ngữ cơ thể. Bà khuyên nên thực hành tư thế mạnh mẽ.

Thực hành phỏng vấn thử: để biết mình được người khác nhìn nhận ra sao và đang gửi đi thông điệp gì, bạn nên thu hình và xem lại đoạn phim đó, đặc biệt chú ý tới khuôn mặt, bàn tay và động tác cơ thể. Bạn có sẵn sang đón nhận cái mới không? Bạn có thực sự bày tỏ bản thân theo cách bạn muốn không? Bạn có thể thay đổi điều gì? Hãy thu hình nhiều lần, sửa đi sửa lại cho tới khi có thể hoàn thành cuộc phỏng vấn giả với sự tự tin.

Chuẩn bị cho ngày phỏng vấn: đây là thời điểm hành động vì bạn đã sẵn sang cho mọi câu hỏi, nhưng điều quan trọng nhất bạn có thể làm là chuẩn bị tâm thế tích cực. Hãy nghĩ về cách bạn muốn cuộc phỏng vấn diễn ra, nghĩ về không gian bạn sẽ ngồi với người phỏng vấn và hình dung cách xử trí mọi câu hỏi.

Sự tưởng tượng và tập dượt sẽ là đồng minh của bạn khi chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. Nên nhớ trí óc bạn không nhận biết được sự khác biệt giữa tiềm thức và ý thức, vì vậy càng thực hành phỏng vấn nhiều bao nhiêu, trí não bạn càng cho kết quả tích cực vào ngày phỏng vấn bấy nhiêu.

Kiên trì với mục tiêu

* Câu chuyện của Jeff Gambly

Trong khi làm việc cho công ty đầu tư ở San Diego, tôi đã phỏng vấn nhiều ứng viên cho vị trí bán hàng cao cấp. Chúng tôi có hai ứng viên được đánh gia cao. Vào ngày trước khi quyết định chọn một trong hai ứng viên, tôi nhận được e-mail từ trưởng phỏng nói rằng có người liên hệ với anh để xin công việc này. Cùng ngày, tôi cũng nhận được e-mail cá nhân và đơn xin việc qua mạng của ứng viên đó. Ngoài ra, anh ta cũng e-mail cho mấy người khác thuộc bộ phận bán hàng. Đây là chiêu thức làm tôi thấy khó chịu nhưng phải công nhận nó rất hiệu quả. Tại sao lại hiệu quả? Vì nó chứng tỏ anh có lòng khao khát với công việc. Chúng tôi phỏng vấn Jeff và nhận ra anh phù hợp hơn ở vị trí khác, nhưng chúng tôi vẫn tuyển dụng anh. Anh là ứng viên kiên trì nhất tôi từng làm việc chung cho tới tận bây giờ.

Sau khi tuyển dụng Jeff, tôi gặp phải sự phản đối từ người khác. Hãy đoán xem tôi đã làm gì? Tôi tìm tới Jeff, hỏi ý kiến và làm theo lời khuyên của anh ta là không quan tâm tới điều đó, Jeff tự tin vào bản thân nhưng không tự tin thái quá. Chính vì vậy anh đã nhận được công việc.

Lời kết

Suy cho cùng, chìa khóa để dẫn đến một buổi phỏng vấn thành công nằm ở sự chuẩn bị và sự tự tin cùng với thái độ của bạn dành cho công việc mà bạn ứng tuyển. Có một người từng nói với tôi rằng Một nhà tuyển dụng có thể nhìn ánh mắt của một ứng viên và nhận ra được có nên nhận ứng viên đó hay không. Chính vì vậy, lời khuyên của tôi dành cho bạn đó là trước khi điền vào đơn ứng tuyển, hãy chắc chắn rằng mình có thực sự khao khát và mong muốn có được công việc ấy không.

Theo Ybox.vn

Add Comment