10 thủ thuật cho 1 phương án ‘Call-to-Action’ hiệu quả

Thiết kế nên một ‘Call-to-Action’ (CTA) tốt là một phần rất quan trọng của bất kỳ website nào. Chúng ta hay tưởng rằng website chỉ cần đẹp, tiện dụng; nhưng liệu có cần một website chỉ để user vào ngắm và đi ra? CTA chính là công cụ để bạn chuyển đổi một user thông thường trở thành một khách hàng của bạn. Vì thế, CTA không phải chỉ cần cho các website thương mại điện tử, mà tùy vào mục đích, bạn có thể đưa ra các hành động khác nhau để user thực hiện: điền form thông tin, đăng ký nhận bản tin …

Một CTA có thể đem lại cho bạn:

+ Sự chú ý của user đến website.

+ Chỉ số đo lường độ thành công của website.

+ Khả năng điều hướng user

 Dưới đây là 10 thủ thuật giúp bạn có thể tạo ra được 1 CTA hiệu quả:

  1. Đặt vấn đề – Nêu giải pháp

Trước khi muốn user thực hiện bất kỳ hành động nào, bạn cần làm rõ với họ nhu cầu cho hành vi đó là gì. Bạn có thể tưởng tượng đến các tờ thông tin sản phẩm, trong đó, người ta luôn chỉ ra các vấn đề hiện hữu và sau đó giới thiệu sản phẩm có thể giải quyết được những vấn đề đó.

Ở đây, bạn cần chỉ rõ cho user thấy, nếu họ thực hiện những hành động bạn mong muốn, họ sẽ nhận được lợi ích gì?

Với Skype, họ đã đặt một thông điệp rất rõ ràng ngay trên nút Download:

Thực hiện cuộc gọi trên máy tính – Miễn phí đến người dùng Skype khác hoặc cước phí ưu đãi cho gọi điện thoại trên khắp thế giới.

    2. “Cho thêm – Tặng kèm”

Đôi khi bạn cũng cần phải ‘bọc đường’ lời đề nghị của mình bằng những món quà nho nhỏ để thêm thuyết phục.

Có thể là những phần khuyến mãi, vé tham dự sự kiện hoặc một phần quà miễn phí. Ngay cả thủ tưởng Barack Obama cũng đã dùng chiêu này cho website gây quỹ của mình: “Góp cho quỹ từ $30 trở lên, bạn được tặng một áo thun miễn phí.”

Cái hay của thể loại offer này là Obama không chỉ thuyết phục user quyên góp, mà còn khiến các user trở thành ‘đại diện thương hiệu’ của mình nếu họ thực sự sẽ mặc mẫu áo.

    3. Giới hạn số lượng hành động

Luôn luôn tập trung vào nội dung CTA chủ chốt. Nếu quá tham, bắt user phải thực hiện quá nhiều hành động, chắc chắn họ sẽ bị ngợp và khả năng là … không làm gì cả. Một số nghiên cứu của ngành bán lẻ cũng chỉ ra rằng, khi đứng trước quá nhiều lựa chọn cho một mặt hàng, thường thì người ta sẽ chẳng đi đến quyết định mua bất kỳ món nào.

Giới hạn lại số lượng hành động là bạn đã giúp user đỡ tốn công suy nghĩ. Hay nhất là bạn cứ dẫn người ta qua từng bước một, thay vì đưa ra tất cả các bước cùng lúc.

Số lượng hành động cần thiết có thể thay đổi tùy theo site, nhưng về cốt lõi thì cũng chỉ có vài loại hành động là thiết thực, và cần được phân biệt rất rõ ràng.

Như pbwiki.com, họ đưa ra 3 hành động:

+ Tạo tài khoản wiki

+ Xem demo

+ Mua

Mặc dù 3 cũng là một con số chấp nhận được, nhưng lại không có một ranh giới rõ ràng giữa “tạo tài khoản wiki” và “Mua”. User cần làm gì trước? Tạo một tài khoản wiki hay là mua luôn? Ở đây, có lẽ sẽ hay hơn nếu đặt hành động mua chỉ hiện ra sau khi user đã tạo tài khoản wiki.

    4. Dùng ngôn từ hối thúc

Các từ ngữ như:

+ Gọi

+ Mua

+ Đăng ký

+ Quyên góp

Thường có tác dụng thúc đẩy user thực hiện hành động.

Để tạo ra cảm giác hối thúc, có thể dùng những từ trên kèm với các thông tin:

+ Sẽ kết thúc vào 31 tháng 3

+ Chỉ trong thời gian ngắn

+ Đăng ký ngay và nhận một món quà.

Carsonified đã dùng chiêu thức này để bán các buổi học của mình, như bạn có thể xem trong hình bên dưới

    5. Chọn vị trí thích hợp

Một yếu tố cũng khá quan trọng đó là vị trí đặt toàn bộ khu vực CTA trên site. Lý tưởng nhất, CTA nên được đặt ở ngay đầu site, ngay trong cột nội dung trung tâm.

Trong hình dưới, picsengine.com đã làm đúng như thế.

    6. Biết dùng khoảng trống

Hãy dành cho khu vực CTA của bạn có được một khoảng trống đáng kể với các phần nội dung còn lại, đó là một cách hay để tăng sự chú ý của user đến khu vực quan trọng này. Nếu tham lam nhồi nhét nó vào trong giữa một mớ nội dung, khả năng cao là user sẽ chẳng thể tìm ra được bạn muốn họ làm cái gì.

Cách sắp xếp của PlanHQ dưới đây là một ví dụ đáng để bạn học hỏi:

    7. Dùng màu tương phản

Màu sắc là một vũ khí lợi hại để thu hút sự chú ý, và đặc biệt hữu dụng nếu các phần khác của site đang đi theo một tone màu thống nhất.

Things đã dùng màu sắc cho CTA rất tốt. Trong khi toàn bộ site được thiết kế trên tone màu xanh lơ và xám, CTA của họ được tô màu cam sáng. Sự tương phản này cho user biết ngay hành động kế tiếp họ nên làm là gì.

Dĩ nhiên, đừng bao giờ chỉ trông chờ vào sự tương phản của màu sắc, vì ngoài kia vẫn có rất nhiều user mắc chứng mù màu.

    8. Kích thước lớn

Mặc dù đôi khi chúng tôi – những nhà thiết kế web – rất bực mình bởi yêu cầu từ khách hàng “cứ làm cho to nữa, to mãi”, nhưng cũng phải công nhận là với CTA, một kích thước lớn sẽ tăng thêm tỷ lệ chú ý của user.

Mozilla chắc chắn đã lưu tâm đến việc này khi thiết kế trang download của mình, với nút download chiếm trọn một vùng rất lớn trên site.

     9. Đặt CTA trên mỗi trang

Không nhất thiết chỉ đặt CTA trên mỗi homepage. Mỗi trang của website của bạn cũng nên có một vài thành phần CTA để dẫn dắt user. Nếu không, dễ đưa user vào một ngõ cụt để rồi họ thoát ra mà không thực hiện một hành động nào cả.

Cũng không cần phải đặt một kiểu CTA như nhau trên các trang. Bạn có thể thử đặt những CTA nhỏ hơn và từ đó dẫn user về CTA chính của mình.

Ở đây, 37Signals đã đặt ở chân mỗi trang của website basecamp một link dẫn về trang đăng ký.

    10. Thực hiện xuyên suốt

Cuối cùng, cần lưu ý chăm sóc khách hàng sau khi họ đã thực hiện xong CTA cho bạn. Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo? Toàn bộ quá trình sẽ như thế nào?

Lưu ý: nếu như bạn có yêu cầu user cung cấp thông tin cá nhân, nên biết cách kiềm chế sự tham lam yêu cầu những thông tin không cần thiết.

Các marketer thường thích xây dựng nên các nhóm thông tin nhân khẩu học. Mặc dù điều này phần nhiều cũng mang lại giá trị, nhưng sẽ tăng nguy cơ user ngắt ngang quá trình đăng ký với bạn.

WordPress đã rất chi li với những thông tin ở user mà họ cần thu thập. Họ chỉ hỏi user một lượng thông tin tối thiểu để xác định đăng ký blog.

Tổng kết

Một CTA hiệu quả như một cái nêm giữ mức độ thành công của website, là kết quả tổng hợp của thiết kế và nội dung.

Cuối cùng, một CTA được thực hiện đúng hoàn toàn có khả năng đem lại doanh thu, từ đó đo lường được mức độ thu về trên mức đầu tư bỏ ra.

 

Add Comment